Có thể nói bánh chưng chính là món ăn Tết truyền thống đặc trưng nhất của người Việt. Gói bánh chưng và luộc bánh bên bếp lửa hồng trở thành một nghi thức quan trọng và báo hiệu Tết sắp về. Tết này bạn đã cùng gia đình gói bánh chưng chưa? Tham khảo ngay 10 công thức dưới đây ngay nhé!

1. Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

Người Việt Nam chúng ta từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước. Thế nên, chiếc bánh chưng – chiếc bánh truyền thống “nhìn là thấy Tết” có nguyên liệu chính là gạo. Hẳn ai cũng còn nhớ truyền thuyết bánh chưng của Lang Liêu được học từ tấm bé. Trong mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Có thể nói, bánh chưng là một loại bánh vô cùng có ý nghĩa đặc biệt với người Việt. Dù quanh năm bạn không động đến món bánh này nhưng đến ngày Tết, dịp lễ quan trọng nhất trong năm, trên bàn thờ và mâm cơm nhà nào cũng phải bắt buộc có bánh chưng.

2. 10 công thức làm bánh chưng

1. Bánh chưng truyền thống

Nguyên liệu (5 cái):

  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Dây lạt

Cách làm

  • Đầu tiên chúng ta cần ngâm gạo nếp và đậu xanh qua đêm hoặc tối thiểu 4 tiếng. Nên ngâm với lá riềng để lá có màu xanh tự nhiên và thơm hơn.
  • Sau khi đã ngâm nếp, đổ nếp ra rổ để cho ráo nước. Thêm 1 đến 2 muỗng muối vào, dùng tay trộn đều. Làm tương tự với đậu xanh (thêm tiêu nếu thích).
  • Ướp thịt với muối, tiêu và đường.
  • Khi gói bánh, để bánh vuông và đẹp hơn, chúng ta nên chuẩn bị một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên. Rồi chúng ta rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào rồi xếp thịt lên rồi thêm một lớp đậu xanh. Tiếp theo, rải nếp lên phủ lại.
  • Dùng lạt buộc định hình bánh chưng lại. Đừng buộc quá chặt vì trong khi nấu bánh sẽ nở ra. 4
  • Luộc bánh trong nồi lớn, đổ nước ngập bánh. Để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
  • Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm 20 phút. Để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước trong khoảng 5 tiếng. Công đoạn này giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn.

Nếu muốn tiết kiệm thời gian hơn, chúng ta có thể sử dụng nồi áp suất. Để làm chín bánh chưng sẽ chỉ còn từ trên 1 tiếng mà thôi.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng truyền thống

2. Bánh chưng chay

Nguyên liệu (5 cái):

  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Gia vị (muối, tiêu) chay
  • Dây lạt

Cách làm

Tương tự như với bánh chưng truyền thống nhưng bỏ phần nhân thịt đi. Cũng có người lựa chọn nấu chín và giã nhuyễn đậu xanh ra trước khi gói bánh hoặc cho thêm một số nguyên liệu chay khác vào phần đậu xanh tùy khẩu vị.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng chay

3. Bánh chưng nếp cẩm

Nguyên liệu (5 cái):

  • Gạo nếp cẩm 640 gr
  • Gạo nếp trắng 500 gr
  • Thịt ba chỉ heo 500 gr
  • Đậu xanh không vỏ 540 gr
  • Hành tím 50 gr
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng (đường/muối/bột ngọt/tiêu)
  • Lá dong
  • Dây lạt

Cách làm

Làm bánh chưng nếp cẩm chỉ khác bánh bình thường ở lớp vỏ bánh ngoài cùng. Khi ngâm gạo, chúng ta ngâm 640gr gạo nếp cẩm trộn với 500gr gạo nếp trắng. Khi ra thành phẩm bánh sẽ có màu tím rất đẹp mắt và hương vị khác mới lạ hơn một chút.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng nếp cẩm

4. Bánh chưng gấc

Nguyên liệu (5 cái):

  • Gấc 1 quả
  • Bột nếp 600 gr
  • Đậu xanh cà vỏ 200 gr
  • Dừa nạo sợi 100 gr
  • Mè trắng 50 gr
  • Vani
  • Đường 200 gr
  • Muối
  • Dầu ăn
  • Rượu trắng 1 muỗng cà phê
  • Lá chuối

Cách làm

  • Vo sạch đậu xanh rồi ngâm mềm trong nước ấm từ 2 – 3 tiếng.
  • Cắt đôi quả gấc và cho hạt gấc vào bát lớn cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê rượu trắng. Dùng tay bóp hỗn hợp đến khi thịt gấc tách hết ra khỏi hạt.
  • Cho vào bát lớn 600gr bột nếp và phần hạt gấc vừa trộn được, dùng tay trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn.
  • Cho từ từ 200ml nước sôi vào bát bột và tiếp tục nhào đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn và đậy kín lại.
  • Chắt bỏ phần nước ngâm đậu rồi cho vào nồi, đổ vào thêm 1 ít nước sao cho vừa đủ ngập mặt đậu.
  • Cho vào nồi đậu thêm 1 muỗng cà phê muối và nấu trên lửa vừa 15 – 20 phút đến khi đậu chín mềm. Dùng đũa đảo liên tục cho tới khi đậu mềm nát. Trong lúc này, nếu muốn nhanh hơn chúng ta nên dùng máy xay sinh tố.
  • Xào dừa sợi cho săn lại. Cho vào nồi đậu xanh phía trên với đường, vani. Khi nào hỗn hợp thành khối dẻo là được.
  • Gói bánh bằng lá chuối
  • Lăn bánh qua 1 lớp mè rồi cuộn tròn theo chiều dọc với 1 lớp lá chuối nhỏ.
  • Hấp bánh với lửa vừa khoảng nửa tiếng.
15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng gấc

5. Bánh chưng gạo lứt

Nguyên liệu (5 cái):

  • Nếp 650 gr
  • Gạo lứt
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Dây lạt

Cách làm

Cách làm loại bánh này tương tự như bánh chưng nếp cẩm, chỉ trộn gạo lứt với gạo nếp trong bước đầu thêm mà thôi.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng gạo lứt

6. Bánh chưng hoa đậu biếc

Nguyên liệu (5 cái):

  • Nước hoa đậu biếc
  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Dây lạt

Cách làm

Cách làm loại bánh này tương tự như bánh chưng truyền thống, chỉ thêm bước ngâm gạo nếp trong nước hoa đậu biếc để tạo màu mà thôi. Bánh sẽ có màu vỏ xanh da trời rất nịnh mắt.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng hoa đậu biếc

7. Bánh chưng dài

Nguyên liệu (5 cái):

  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Dây lạt

Cách làm

Cách làm loại bánh này tương tự như bánh chưng truyền thống nhưng sẽ khác ở công đoạn gói bánh.

Đầu tiên chúng ta cho 1 bát ăn cơm gạo nếp vào giữa phần sống lá và rải đều. Sau đó cho đậu xanh lên trên rồi thêm thịt vào giữa dọc theo chiều dài của lớp đỗ. Sau đó ta cho thêm một lớp đậu xanh phủ lên thịt heo và lớp gạo nếp lên như bình thường.

Để gói bánh lại thì đầu tiền chúng ta kéo 2 mép lá vào nhau, cột chặt và gấp mép lá tạo thành hình trụ. Dùng 2 sợi lạt buộc lại để cố định mép. Gập một đầu bánh và dựng đứng thân bánh lên, dùng kéo cắt bớt lá thừa rồi gấp mép lá vào nhau. Dùng lạt buộc khắp thân bánh để cố định lại.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng dài

8. Bánh chưng cá hồi

Nguyên liệu (5 cái):

  • Cá hồi
  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Dây lạt

Cách làm

Nghe thì có vẻ khá lạ kỳ nhưng hương vị của cá hồi sẽ khiến món bánh chưng tự nhiên khác hẳn bình thường! Để làm món bánh lạ và cực kỳ thú vị này chúng ta chỉ việc thêm cá hồi sống vào phần nhân bánh cùng với thịt heo mà thôi.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng cá hồi

9. Bánh chưng ngũ sắc

Nguyên liệu (5 cái):

  • Lá cẩm, hạt dành dành, gấc, lá dứa tạo màu
  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá dong gói bánh
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Dây lạt

Cách làm

Cách làm loại bánh này tương tự như bánh chưng truyền thống nhưng sẽ khác ở bước tạo màu sắc. Bên cạnh màu nguyên thủy, bạn có thể tạo ra gạo 4 màu nữa với lá cẩm (màu tím), gấc (màu đỏ), hạt dành dành (màu vàng) và lá dứa (màu xanh). Khi xếp gạo gói bánh cũng cần khéo léo để các gạo màu không trộn lẫn vào nhau.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng ngũ sắc

10. Bánh chưng gù

Nguyên liệu (5 cái):

  • Nếp 650 gr
  • Đậu xanh không vỏ 400 gr
  • Lá riềng
  • Gia vị (muối, tiêu)
  • Thịt ba chỉ heo 300 gr
  • Dây lạt

Cách làm

Có 2 điểm khác biệt của bánh chưng gù Hà Giang với bánh chưng truyền thống. Đầu tiên là chúng ta sẽ gói bánh bằng lá riềng thay vì lá dong. Thứ hai là hình dáng của bánh khác, có dạng gù như bánh nếp và nhỏ hơn nhiều. Nhưng gói bánh hình này cũng có thể dễ dàng hơn với một số người.

15+ cách làm bánh chưng Tết dẻo, ngon chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng gù

3. Ưu đãi đồ gia dụng – Nồi hấp – Máy xay – Nồi cơm điện – Nồi áp suất

Để làm bánh chưng thì nói khó không khó, nhưng cũng không phải dễ. Đặc biệt, đây là món bánh cần đầu tư không ít thời gian mới có thể hoàn thành được, nhất là trong công đoạn chờ bánh chín cả đêm.

Trong đời sống hiện đại bận rộn, nếu muốn rút gọn thời gian làm bánh chưng ngày Tết, bạn có thể tìm đến các sản phẩm khác với truyền thống như nồi áp suất, nồi cơm điện. Chúng cũng có thể làm chín bánh chưng rất ngon mà nhanh, chín đều hơn đáng kể.

Bên cạnh đó, chúng ta còn cần các sản phẩm như máy xay, nồi hấp trong các công đoạn chuẩn bị làm bánh chưng các kiểu kể trên.

Nếu chưa có các vật dụng, đồ gia dụng này thì hãy sắm sửa ngay trên siêu thị điện máy Phong Vũ nhé! Không chỉ đơn thuần là phục vụ làm bánh chưng, đây đều là những sản phẩm cần thiết trong mọi căn bếp. Vào dịp Tết 2024, Phong Vũ cũng đang có không ít chương trình ưu đãi, khuyến mãi để lì xì cho khách hàng của mình. Vì thế đừng bỏ qua nhé, Tết sắp đến rồi!