Mục lục

Khi mới mua lò vi sóng, không phải ai cũng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nhớ hết tất cả. Và thế là mắc phải những sai lầm như cháy, nổ, vỡ, hay sử dụng không đúng cách…
Sử dụng lò vi sóng đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa và đảm bảo an toàn khi vào bếp. Hãy lưu ý tránh những sai lầm sau đây để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

1. Hâm nóng ly cà phê giấy

Mặc dù có thể đựng đồ uống nóng, cà phê giấy không thể chịu được nhiệt của lò vi sóng. Nhiệt độ có thể làm cho chảy keo dán khiến ly bị rò rỉ nước ra ngoài. Nếu được nung nóng đủ lâu, các ly giấy thậm chí có thể bốc cháy.
Thay vì hâm nóng trực tiếp, bạn nên đổ cà phê vào ly thủy tinh hoặc tách làm bằng gốm sứ an toàn với vi sóng.tuyet chieu khu mui cho lo vi song 1

2. Dùng đồ chứa bằng nhựa

Mặc dù có một số đồ nhựa an toàn có thể được sử dụng trong lò vi sóng. Nhưng bạn vẫn nên cẩn thận để tránh bị tan chảy, biến dạng và gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, các chất liệu bọc thực phẩm đông lạnh cũng không an toàn khi dùng trong lò vi sóng.
Còn màng bọc để bảo quản thức ăn? Mặc dù màng bọc được khuyến cáo an toàn. Nhưng tốt nhất là bạn nên gỡ ra trước khi cho vào lò vi sóng để tránh mọi khả năng rủi ro.

3. Tận dụng đĩa giấy tái chế

dia tai che e1516635645757
Các loại đĩa giấy tái chế cũng không an toàn khi bạn cho vào lò vi sóng. Nhiều sản phẩm tái chế, bao gồm giấy sáp, có thể chứa các mảnh kim loại nhỏ có thể tạo tia lửa. Bạn nên cho thức ăn ra đĩa sứ hoặc hộp thủy tinh để hâm sẽ đảm bảo an toàn.

4. Không khuấy đều thức ăn

Lò vi sóng làm ấm các phân tử nước không đồng đều nên thức ăn nóng lên nhanh chóng, nhưng chúng chỉ được khoảng 70 – 80%. Điều này có nghĩa là thực phẩm của bạn thường nóng ở bên ngoài và lạnh ở giữa. Các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như rau quả sẽ nóng nhanh hơn các loại thực phẩm khác như thịt, cá…
Thức ăn không nóng đều chẳng những khó ăn mà còn ảnh hưởng sức khỏe vì vi khuẩn còn tồn tại. Vì thế, bạn nên khuấy đều hoặc đảo thức ăn rồi hâm thêm một chút nữa cho nóng đều.

5. Không nấu thức ăn đủ lâu

Ngay cả khi bạn không nấu thức ăn trong lò vi sóng. Bạn cũng cần đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng triệt để ở nhiệt độ an toàn. Điều này không những đặc biệt quan trọng khi nấu trứng, cá, thịt tươi mà cũng đúng đối với tất cả các loại thực phẩm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên làm nóng tất cả các loại thực phẩm ít nhất 70°C.

6. Hâm nóng thức ăn trong bao bì

Các loại thực phẩm đựng trong bao bì hay khay xốp tuyệt đối không nên đưa vào lò vi sóng. Kể cả khi bạn muốn rã đông. Các chất liệu này có thể bị cong vênh, tan chảy, hoặc đưa các hóa chất độc hại  vào thực phẩm. Các loại túi bảo quản bằng nhựa, túi giấy màu nâu, và giấy nhôm cũng không an toàn.
Đối với thực phẩm đông lạnh từ siêu thị. Tốt nhất là bạn lấy thức ăn ra khỏi bao bì và cho vào hộp thủy tinh trước khi hâm nóng hay rã đông.

7. Đun chất lỏng ở nhiệt độ quá cao

Chất lỏng quá nóng có thể sôi bùng dữ dội trong lò vi sóng. Chất lỏng ban đầu sẽ có bề mặt phẳng lặng, sau đó sẽ phun ra hoặc nổ tung tóe khi bạn lấy ra. Điều này rất nguy hiểm vì bạn có nguy cơ bị bỏng ở mức độ nghiêm trọng khi không kịp tránh.
Nếu cần phải hâm nóng chất lỏng, bạn nên lưu ý các điều sau:
  • Tránh đun nước quá lâu so với lượng nước cần đun.
  • Chọn vật chứa có thành cao (như ly hoặc cốc)
  • Dùng một vật khác chạm vào thành ngoài của vật chứa vài lần nhằm làm giảm bớt nhiệt độ chất lỏng được đun.
  • Luôn để mặt tránh xa khi mang nước sôi ra khỏi lò.

8. Để thức ăn tung tóe trong lò vi sóng

ve sinh lo vi song

Lò vi sóng của bạn vương vãi thức ăn và bốc mùi? Đó là do bạn không trải giấy lót hoặc khăn ăn bên dưới. Bạn có thể úp ngược một cái bát hoặc đĩa vừa có tác dụng giữ nhiệt vừa duy trì tốc độ nấu đồng đều hơn.
Nếu lò vi sóng quá bẩn, bạn nên vệ sinh bằng các cách đơn giản sau đây để tránh trở thành “ổ bệnh” trong nhà:
Chanh tươi: Bạn cắt nửa quả chanh đặt úp trên mặt chiếc đĩa, đổ thêm một ít nước, sau đó cho vào lò vi sóng quay 1 – 2 phút. Khi trái chanh nóng lên sẽ xuất hiện hơi nước trong lò có tác dụng khử mùi và làm mềm các vết bẩn. Bạn chỉ cần dùng giấy hoặc giẻ lau sạch bên trong lò rồi rửa đĩa quay là lò vi sóng sẽ sạch sẽ hoàn toàn.
Giấm trắng: Bạn lấy nửa tô nước, thêm một muỗng canh giấm trắng vào tô rồi cho vào lò vi sóng. Bật lò quay trong 5 phút, nếu lò vi sóng nhà bạn có công suất cao thì chỉnh thời gian tầm 2 phút. Cũng giống như chanh, khi dung dịch giấm trắng bốc hơi lên sẽ làm bong các vết bẩn cứng đầu trong lò. Chờ hết thời gian cài đặt, bạn tắt lò, lấy tô giấm ra rồi dùng giẻ lau chùi bên trong khoang lò. Nhớ tháo đĩa xoay ra rồi rửa sạch như khi rửa chén đĩa thông thường nhé.
Nước rửa chén: Bạn đổ nước ấm vào một cái tô rồi cho nước rửa chén vào, đặt tô vào trong lò vi sóng khoảng 1 phút, hơi nước rửa chén sẽ làm loãng các vết bẩn giúp bạn dễ dàng làm sạch bên trong lò vi sóng. Bạn có thể cho thêm vài muỗng baking soda vào tô nước rửa chén để khử mùi thức ăn trong khoang lò.
Nước lau kiếng: Bạn trộn nước lau kiếng và nước theo tỷ lệ 2:1. Dùng miếng bọt biển thấm dung dịch tẩy rửa rồi kỳ cọ bên trong lò. Bạn nên tháo đĩa quay ra chùi sạch, lau phần đế quay, chùi thật kỹ lỗ thông gió của lò để làm sạch những vết bẩn tích tụ. Cẩn thận chùi kỹ cả 4 phía thành lò vì thức ăn thường bị văng và dính lên phía trên thành lò. Sau khi chùi sạch bên trong lò, bạn nên lau lại lần nữa bằng nước sạch. Cẩn thận lau thật kỹ để không còn thừa hóa chất từ dung dịch nước lau kính. Dùng giẻ khô lau lại thêm một lần nữa.
Khi lau chùi lò vi sóng, bạn không nên dùng miếng nhám rửa chén vì dễ để lại những mảnh vụn và chúng có thể bắt lửa nếu bật lò. Bạn cũng nên tránh dùng các hóa chất tẩy rửa mạnh để không gây nhiễm độc thực phẩm. Hãy dùng những cách vệ sinh tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Lưu ý rút phích điện của lò ra trước khi lau chùi.
Cách sử dụng lò vi sóng tuy chỉ đơn giản là cho thức ăn vào và chọn thời gian. Nhưng nếu quên mất các khuyến cáo trên đây thì bạn sẽ tự làm tổn hại đến sức khỏe mà không hề hay biết. Hãy ghi nhớ để luôn đảm bảo an toàn trước khi sử dụng nhé.