Trong thời đại công nghệ số, tiêu chí bảo mật thông tin và nội dung trong các cuộc trò chuyện của người dùng luôn được các ứng dụng nhắn tin OTT đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà các hãng công nghệ sở hữu các ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới luôn cố gắng trang bị tính năng mã hóa tin nhắn đầu cuối cho phần mềm của mình. Và trong nỗ lực nhằm nâng cao tính bảo mật cho người dùng, Zalo Việt Nam cũng đã ra mắt tính năng tin nhắn mã hóa đầu cuối Zalo cho tất cả các tài khoản miễn phí và trả phí. 

1. Mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo là gì?

Mã hóa đầu cuối tin nhắn là một công nghệ không mới, tuy nhiên đây là lần đầu tiên mà một công ty công nghệ của Việt Nam trang bị tính năng này cho một ứng dụng nhắn tin do chính đội ngũ Việt phát triển. 

Trước Zalo thì Telegram chính là ứng dụng nhắn tin mã hóa đầu cuối được sử dụng rộng rãi nhất. Ngoài ra, Messenger hay Viber cũng đang cố gắng trang bị tính năng mã hóa đầu cuối tin nhắn cho ứng dụng của mình. 

Hiểu đơn giản, tính năng tin nhắn mã hóa đầu cuối Zalo sẽ tự động mã hóa toàn bộ nội dung tin nhắn của người gửi và chỉ giải mã tin nhắn đó ở thiết bị của người nhận. Ngoài thiết bị của người gửi và người nhận thì nội dung tin nhắn này sẽ không được giải mã ở bất kỳ một thiết bị nào khác, ngay cả hệ thống Server máy chủ của Zalo. 

tinh-nang-ma-hoa-dau-cuoi-zalo

Công nghệ tin nhắn mã hóa đầu cuối Zalo sẽ giúp bảo vệ toàn diện nội dung tin nhắn và giữ cho cuộc trò chuyện giữa bạn và người dùng khác trở nên riêng tư nhất, qua đó đây cũng là công nghệ bảo mật tối ưu nhất mà Zalo từng trang bị. 

2. Cách thức hoạt động của tính năng mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo

Bước 1: Khi người dùng bấm nút gửi tin nhắn, nội dung gốc của tin nhắn sẽ được tiến hành mã hóa ngay lập tức. 

Bước 2: Tin nhắn sau khi được mã hóa sẽ được truyền tới máy chủ của Zalo và tiếp tục gửi nội dung mã hóa đó đến máy của người dùng. 

Bước 3: Tin nhắn được giải mã trên thiết bị của người dùng và người nhận sẽ nhận được phiên bản tin nhắn gốc mà đối phương gửi đi. 

tinh-nang-tin-nhan-ma-hoa-dau-cuoi-zalo

Dù trải qua các bước phức tạp nhưng bạn đừng lo lắng vì điều này không hề ảnh hưởng đến tốc độ gửi và nhận tin nhắn của Zalo. Dù chỉ là phiên bản beta thử nghiệm nhưng có vẻ nhưng Zalo cũng đang rất nghiêm túc với công nghệ mới này. 

3. Các nội dung tin nhắn được hỗ trợ mã hóa đầu cuối Zalo

Ở phiên bản cập nhật mới nhất thì Zalo đã hỗ trợ cho người dùng mã hóa các nội dung như tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại, ảnh, video, file, sticker, GIF, MP3, hình vẽ tay, emoji, vị trí.

Các tính năng như video call, live stream, voice call thì Zalo cũng có biết sẽ hỗ trợ mã hóa những loại nội dung này ở lần cập nhật sắp tới. 

ma-hoa-dau-cuoi-zalo

4. Cách bật và tắt tính năng tin nhắn mã hóa đầu cuối  Zalo

Để bật tính năng tin nhắn mã hóa đầu cuối Zalo thì bạn phải tiến hành cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng trên thiết bị. 

Nếu sử dụng máy Android hãy vào Google Play Store, chọn Cập nhật và tìm đến ứng dụng Zalo. Hãy làm tương tự nếu như bạn sử dụng iPhone trên App Store. 

4.1 Các bật tính năng mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo

Để nâng cấp Mã hóa đầu cuối trên điện thoại:

Bước 1: Chọn cuộc trò chuyện mà bạn muốn mã hóa, vào Tùy chọn, ấn chọn Mã hóa đầu cuối và chọn Nâng cấp

Bước 2: Đợi quá trình nâng cấp hoàn tất là bạn đã có thể gửi tin nhắn mã hóa cho đối phương. 

Để nâng cấp Mã hóa đầu cuối trên Zalo PC:

Bước 1: Trong trò chuyện cần nâng cấp, vào Thông tin hội thoại, tiếp tục Kéo xuống và ấn vào phần Thiết lập bảo mật

Bước 2: Tại phần Thiết lập bảo mật, bấm vào Mã hóa đầu cuối > Nâng cấp mã hóa đầu cuối

Bước 3: Chờ quá trình nâng cấp hoàn tất

Sau khi quá trình nâng cấp hoàn tất, bên cạnh cuộc trò chuyện sẽ hiển thị biểu tượng ổ khóa để bạn dễ dàng phân biệt với những tài khoản chưa được cập nhật tính năng này. 

tin-nhan-ma-hoa-dau-cuoi-zalo

4.2 Tắt mã hóa tin nhắn đầu cuối Zalo

Hiện nay Zalo chưa cho phép người dùng tắt đi tính năng mã hóa tin nhắn đầu cuối khi đã mở tính năng này lên. Bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành nâng cấp tin nhắn nhé. 

Nhà phát hành Zalo cũng chưa cho biết thời điểm mà tính năng mã hóa tin nhắn đầu cuối được phát hành phiên bản chính thức nên hi vọng trong tương lai chúng ta có thể tắt được tính năng này. 

5. Một số lỗi thường gặp phải khi nâng cấp tin nhắn mã hóa đầu cuối Zalo

Trong quá trình trải nghiệm hơn 1 tuần của tính năng này, mình nhận thấy một số lỗi mà Zalo cần khắc phục như:

  • Lỗi giải mã tin nhắn không thành công: Với những người dùng vừa sử dụng PC và smartphone thì rất thường hay gặp vấn đề lỗi tin nhắn mã giải mã không thành công. Bạn không thể khắc phục được tình trạng này và chỉ có một cách duy nhất là nhờ người gửi gửi lại tin nhắn nếu muốn xem ở một thiết bị khác. 
  • Không tìm lại được tin nhắn ngay cả trên điện thoại và PC. Đây là một lỗi khá nghiêm trọng vì với những người dùng thường xuyên sao lưu dữ liệu nội dung tin nhắn trên ứng dụng thì lỗi này khiến người dùng tìm lại tin nhắn khó khăn hơn. 
  • Với những tài khoản đã nâng cấp lên chuẩn tin nhắn mã hóa đầu cuối thì người dùng cũng không thể gửi ảnh trực tiếp từ album nữa. Điều này sẽ rất mất thời gian để bạn tìm lại hình ảnh muốn gửi trong mục tin nhắn.