Hôm nay 1.8 ứng dụng mạng xã hội nhắn tin Zalo phổ biến nhất tại Việt Nam bắt đầu thu phí thuê bao với người dùng, đồng thời hạn chế một số tính năng của phiên bản miễn phí. Thông tin này ngay lập tức nhận nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dùng và không ít người sẽ dọa xóa Zalo khỏi thiết bị của họ.
- Hướng dẫn chống mất tài khoản Facebook, Zalo,… sau chuyển đổi thuê bao 11 số
- Zalo PC – Sử dụng Zalo trên máy tính
- Hướng dẫn tải Zalo cho máy tính
1. Zalo tiến hành thu phí người dùng cá nhân, giới hạn tính năng
1.1 Thông tin các gói thuê bao tháng dành cho người dùng của Zalo
Như đã thông cáo với báo chí trước đó, tập đoàn VNG-nhà phát hành ứng dụng Zalo đã chính thức công bố thông tin với các gói thuê bao tháng đối với người dùng áp dụng từ ngày 1.8. Cụ thể:
“Từ ngày 1/8, ứng dụng nhắn tin Zalo bắt đầu thu phí các gói thuê bao đối với người dùng và cắt giảm một số tính năng của phiên bản miễn phí. Để có thể sử dụng toàn bộ tính năng, người dùng cần phải mua 1 trong 3 gói trả phí gồm Standard (2.800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày)”-Theo đại diện nhà phát hành Zalo.
Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng phiên bản trả phí của ứng dụng, người dùng cũng có thể sử dụng phiên bản Zalo miễn phí nhưng bị giới hạn một số tính năng.
Đối với các tài khoản miễn phí, mỗi tài khoản sẽ bị giới hạn tối đa 1000 liên hệ, nghĩa là nếu muốn tiếp tục kết bạn với một tài khoản khác bạn phải tiến hành xóa đi những liên hệ đã có. Đồng thời, tài khoản miễn phí không được cài đặt Username khiến việc tìm kiếm tài khoản khó khăn hơn. Mỗi tài khoản sẽ có 5 lượt gửi tin nhắn nhanh mỗi tháng, người lạ sẽ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký.
Việc mỗi số điện thoại chỉ được hiển thị 40 lần mỗi tháng khi tìm kiếm khiến việc tìm kiếm và kết bạn với nhóm người dùng này trở nên khó khăn hơn, bên cạnh đó tài khoản miễn phí chỉ cho phép nhận 40 tin nhắn từ người lạ mỗi tháng.
Ngoài gói trả phí dành cho người dùng, Zalo còn tung ra nhiều gói thuê bao tháng cho nhóm người dùng doanh nghiệp (tài khoản Official Account – OA). Các gói tài khoản doanh nghiệp bao gồm gói Dùng thử (10.000 VND/1 tháng), gói Nâng cao (59.000 đồng/1 tháng) và Cao cấp (399.000 đồng/1 tháng). Các gói trả phí cung cấp thêm nhiều tính năng cho doanh nghiệp như loại bỏ giới hạn về lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hỗ trợ danh bạ, phản hồi chat nhanh, ưu tiên trải nghiệm tính năng mới.
1.2 Vì sao động thái thu phí của Zalo gặp nhiều ý kiến trái chiều?
Nhiều người dùng tỏ ra khó chịu đối với động thái thu phí từ Zalo vì ứng dụng này đã không phát triển thêm nhiều tính năng hữu ích, mở rộng dịch vụ để trang bị trên các tài khoản trả phí và giữ nguyên tính năng của phiên bản miễn phí mà lựa chọn phương án hạn chế tính năng miễn phí đã có trước đó.
Phương án này được cho là không xem trọng lợi ích của người dùng khi so sánh với nhiều ứng dụng mạng xã hội nhắn tin (OTT) khác trên thị trường.
1.3 Căn cứ nào để Zalo tiến hành thu phí người dùng?
Động thái thu phí của Zalo đã lập tức gặp phản ứng gay gắt từ người dùng, chỉ có một số ít người ủng hộ việc thu phí, thậm chí có nhiều người dùng dọa sẽ chuyển sang một ứng dụng OTT khác để sử dụng.
Vậy Zalo dựa vào đâu để tiến hành thu phí người dùng khi thị trường ứng dụng nhắn tin (OTT) tại Việt Nam rất đa dạng với nhiều cái tên đình đám như Messenger, Viber, Whatsapp, Line, Telegram, Skype?
Theo khảo sát từ Decision Lab công bố quý IV/2021 thì Zalo chiếm đến 48% số người được hỏi đang sử dụng Zalo để liên lạc tại Việt Nam, trong khi con số đó chỉ là 20% với Messenger (một ứng dụng rất phổ biến khác). Điều này cho thấy Zalo hiện đang là ứng dụng nhắn tin OTT được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, đồng thời báo cáo của Decision Lab cũng chỉ ra rằng Zalo là nền tảng trong nước duy nhất có thể sánh ngang thậm chí soán ngôi các gã khổng lồ công nghệ nước ngoài.
Độ bao phủ của Zalo có được là nhờ vào quá trình đăng ký tài khoản Zalo cực kỳ dễ dàng với SĐT, giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, đối tượng khách hàng của Zalo rất rộng, trải đều mọi nhóm tuổi và thành phần xã hội.
2. Top 3 ứng dụng nhắn tin có thể thay thế tốt cho Zalo
2.1 Ứng dụng nhắn tin nhanh Messenger
Messenger là ứng dụng nhắn tin phổ biến thứ hai sau Zalo tại Việt Nam. Messenger đồng thời là một ứng dụng con được phát triển bởi Facebook dùng để nhắn tin, video call trên nền tảng trực tuyến.
Ưu điểm:
- Ứng dụng kết nối trực tiếp với Facebook nên người dùng có thể dễ dàng nhắn tin, kết nối với bạn bè một cách dễ dàng.
- Mỗi tài khoản được kết nối lên tới 3000 bạn bè, ngoài ra bạn cũng có thể video call, nhắn tin cho người lạ mà không cần kết bạn.
- Ứng dụng có thể sử dụng trên cả điện thoại và máy tính
Xem thêm: 5 cách đọc tin nhắn messenger mà không hiện “seen” hoặc “đã xem”
2.2 Ứng dụng nhắn tin telegram
Telegram là ứng dụng khá phổ biến với doanh nghiệp tại Việt Nam vì tính năng bảo mật thông tin rất cao. Telegram cũng đã tiến hành thu phí đối với người dùng nhưng không hạn chế các tính năng cơ bản đã có trước đó.
Ưu điểm:
- Khả năng bảo mật thông tin cao nhờ tin nhắn được mã hóa, tốc độ gửi và nhận tin nhắn nhanh.
- Cho phép gửi tin nhắn, hình ảnh, video, file (doc, zip, mp3,…) một cách dễ dàng, hỗ trợ dung lượng file lên đến 2GB.
- Có tính năng tin nhắn tự hủy tự động sau một thời gian nhất định giúp bảo mật thông tin tuyệt đối.
2.3 Ứng dụng nhắn tin Viber
Viber là một ứng dụng nhắn tin OTT được ưa chuộng rộng rãi tại Việt Nam, ứng dụng này cũng có thể hoạt động mượt mà trên nhiều thiết bị điện thoại iPhone, Android, máy tính Windows hay macOS,..
Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng, Viber là ứng dụng nhắn tin thuần cho việc nhắn tin và cuộc gọi.
- Ứng dụng cam kết miễn phí trọn đời và không có quảng cáo
- Viber không lưu trữ tin nhắn trên hệ thống máy chủ, khi người dùng đã gửi tin nhắn đi và ứng dụng thông báo trạng thái Delivered thì tin nhắn sẽ tự động được xóa trên máy chủ. Nghĩa là chỉ có bạn và người nhận biết được nội dung tin nhắn là gì.
Trên đây là một số ứng dụng nhắn tin hữu ích dành cho người dùng và có thể thay thế cho ứng dụng Zalo phổ biến tại Việt Nam.