Những ngày trước Microsoft đã có động thái hạn chế tính năng của chatbot Bing AI sau một vài phản hồi than phiền của người dùng. Nhưng mới đây sau khi được cập nhật, ChatGPT đã một lần nữa trở nên tốt hơn và sáng tạo hơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
- ChatGPT là gì mà khiến cả thế giới “khiếp sợ”, kể cả Google?
- MusicLM, trí tuệ nhân tạo mới của Google biến văn bản thành âm nhạc
- Microsoft sa thải gần 30 nhà báo để thay thế bằng trí tuệ nhân tạo (AI)
1. Bing Chat cập nhật 3 chế độ mới phù hợp với nhu cầu người dùng
Ban đầu, Microsoft đã đặt chế độ mặc định là Balanced (cân bằng) cho chatbot ChatGPT với hy vọng sẽ cân bằng tốt nhất giữa sự chính xác và tính sáng tạo khi phản hồi cho người dùng. Sau khi vấp phải luồng ý kiến than phiền của người dùng, Microsoft đã bổ sung thêm 3 tùy chọn cho ChatGPT: sáng tạo (creative), cân bằng (balanced) và chính xác (precise) để người dùng có thể lựa chọn tính cách phù hợp với sở thích của mình nhất.
Các chế độ mới này ban đầu chỉ được thử nghiệm trên một nhóm khách hàng nhỏ và hiện nay đã được triển khai cho tất cả người dùng Bing. Theo thống kê, đã có khoảng 90% người dùng đã được sử dụng chúng.

Ở chế độ Balanced, ChatGPT sẽ phản hồi các câu hỏi bằng cách kết hợp độ chính xác cần thiết và sự sáng tạo trong câu trả lời. Nếu không có nhu cầu thay đổi thì đây là chế độ mặc định sẵn để người dùng nhận được những câu trả lời đầy đủ và toàn diện nhất.
Với chế độ Creative, anh em sẽ nhận được những phản hồi nguyên bản và giàu trí tưởng tượng. Tuy nhiên không phải lúc nào câu trả lời cũng sát với thực tế, mức độ chính xác có thể cũng là dấu chấm hỏi.
Với chế độ Precise, câu trả lời sẽ ưu tiên độ chính xác và mức độ liên quan cho ra các câu trả lời ngắn gọn xúc tích và sát với thực tế cũng như chính xác hơn.
2. Trình duyệt Bing tích hợp ChatGPT hoạt động như thế nào?
Vào ngày 7 tháng 2, Microsoft đã ra mắt phiên bản mới của trình duyệt Bing có tích hợp ChatGPT. Ngay sau đó đã có nhiều luồng ý kiến rằng trình duyệt trả về các kết quả có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng. Vì vậy để kiểm soát câu trả lời của ChatGPT trên trình duyệt Bing, Microsoft đã đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt cho các cuộc hội thoại giữa ChatGPT và người dùng.

Kể từ đó, công ty đã thử nghiệm nhiều giải pháp và cho phép người dùng tìm kiếm câu trả lời chính xác hơn. Do đó, giao diện “ba chế độ” mới đã ra đời.
Microsoft cũng đã thêm một phím tắt cho ChatGPT vào thanh tác vụ Windows 11, tích hợp quyền truy cập nhanh vào bên trong tính năng tìm kiếm của Windows. Hơn một triệu người hiện đang thử nghiệm bản xem trước của Bing ở 169 quốc gia, đồng thời Microsoft cũng đã mở bản xem trước cho người dùng điện thoại di động và tích hợp vào các cuộc hội thoại Skype.

3. Ngày “trỗi dậy” của Bing đã đến?
Trong 13 năm nay, Microsoft đã cố gắng thuyết phục người dùng sử dụng Bing nhưng không thành công. Vì vậy thị phần toàn cầu của nó vẫn ở mức thấp một con số. Giờ đây, công ty đang nỗ lực hết sức để cạnh tranh tốt hơn với Google – cỗ máy tìm kiếm “ăn nên làm ra” nhất hiện tại.
Như mong đợi, trình duyệt Bing mới hiện có tùy chọn bắt đầu trò chuyện trên thanh công cụ, sau đó đưa bạn đến cuộc hội thoại giống như khi dùng ChatGPT. Một điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là mặc dù bot ChatGPT của OpenAI được đào tạo dựa trên dữ liệu chỉ đến năm 2021, nhưng phiên bản của Bing được cập nhật hơn nhiều và có thể xử lý các truy vấn liên quan đến các sự kiện gần đây hơn.

Microsoft có mối quan hệ rất mật thiết với OpenAI – công ty tạo ra ChatGPT. Sau khoản đầu tư ban đầu trị giá 1 tỷ USD vào năm 2019, công ty đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư nhiều hơn nữa và mở rộng quan hệ đối tác với OpenAI. Mặc dù Bing là một công cụ tìm kiếm đến từ ông lớn ngành công nghệ, nhưng nó chưa bao giờ thực sự có được sức hút. Nó luôn đủ tốt, nhưng quá lép vế trước Google. Liệu với bước tiến mới này, Bing có thể “vùng lên” giành thị phần?