Ép xung là gì? Hướng dẫn ép xung CPU an toàn và hiệu quả nhất

Ép xung là một trong những thủ thuật máy tính được rất nhiều anh em yêu công nghệ quan tâm. Trong bài viết này Phong Vũ sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể thực hiện ép xung an toàn và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu nhé! 



1. Ép xung là gì? Ưu, nhược điểm của việc ép xung

Ép xung hay còn được gọi là overclocking chính là quá trình tăng hiệu suất hoạt động của  các linh kiện phần cứng, đặc biệt là bộ vi xử lý (CPU) để đạt được hiệu năng cao hơn so với tốc độ mặc định mà nhà sản xuất đưa ra. Có thể hiểu việc ép xung sẽ giúp cho máy tính của bạn nhanh và mạnh hơn so với tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra. 

1.1 Ưu điểm của ép xung

Tăng hiệu năng, khi thực hiện ép xung thành công đồng nghĩa với việc bạn đã “nâng cấp” hiệu năng của thiết bị lên một tầm cao mới, từ đó là hiệu suất của hệ thống khi chơi game, làm project nặng sẽ được cải thiện nhiều lần, nhanh và mạnh hơn. 

Tiết kiệm chi phí, việc ép xung có thể giúp người dùng nâng cấp hiệu năng của thiết bị mà không phải thay thế các linh kiện mới qua đó người dùng vẫn có thể trải nghiệm một hiệu năng mạnh mẽ hơn với mức chi phí không đổi. 

ep-xung-la-gi

Tính linh hoạt, người dùng có thể  dễ dàng tùy chỉnh tốc độ của linh kiện phần cứng dựa trên nhu cầu sử dụng. 

Mang đến nhiều lợi ích như vậy nhưng có bạn có bao giờ thắc mắc vì sao nhà sản xuất hay người dùng lại không quá “mặn mà” với việc ép xung thiết bị hay chưa? Dưới đây là những nhược điểm của việc ép xung có thể khiến bạn phải suy xét. 

1.2 Nhược điểm của ép xung

Tạo ra nhiệt độ cao: khi hệ thống làm việc với hiệu suất cao hơn đồng nghĩa với việc sản sinh nhiệt lượng cũng tăng lên, nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ thì thiết bị có thể vận hành không ổn định hoặc tệ hơn là hư hỏng các linh kiện quan trọng.

Rủi ro hỏng linh kiện: Trong trường hợp bạn thực hiện ép xung sai quy chuẩn hoặc quá mức cho phép sẽ khiến nguy cơ hỏng linh kiện CPU, bo mạch chủ, RAM hoặc các phần cứng khác. 

ep-xung-gay-qua-nhiet
CPU có thể bị quá nhiệt khi ép xung sai kỹ thuật

Ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện: Ép xung có thể làm giảm tuổi thọ của các linh kiện máy tính. 

Mất bảo hành: Việc bạn cố tình thực hiện các biện pháp ép xung có thể khiến cho nhà sản xuất từ chối bảo hành cho linh kiện đó trong trường hợp máy bị hư hỏng hay gặp lỗi liên quan. 

Tóm lại, để ép xung thành công và an toàn thì bạn cần phải hiểu rõ về cấu trúc phần cứng, nắm vững các thông số và tuân thủ các hướng dẫn an toàn từ nhà sản xuất. 

2. Khi nào cần ép xung

Như đã nói, ép xung cho phép thiết bị hoạt động với một công suất cao hơn so với tiêu chuẩn đưa ra của nhà sản xuất. Chính vì vậy, nếu như bạn là một người am hiểu công nghệ hay muốn thử tìm tòi học hỏi cách ép xung máy tính để có một trải nghiệm mạnh mẽ hơn thì bạn có thể thực hiện ép xung CPU. 

ep-xung-la-gi-cach-ep-xung-cpu

Bên cạnh đó, nếu những anh em nào muốn chơi các tựa game nặng hay làm việc với những phần mềm chuyên nghiệp nhưng điều kiện thiết bị hiện tại không cho phép thì bạn cũng có thể thực hiện ép xung để đẩy hiệu năng của máy tính lên cao hơn mà không cần phải bỏ tiền nâng cấp máy. 

3. Những lưu ý quan trọng khi ép xung

Trước khi bắt đầu ép xung thì bạn phải đảm bảo hiểu được ưu nhược điểm của việc ép xung và đặc biệt là hiểu rõ quy trình thực hiện của quá trình này để tránh sai sót. Bên cạnh đó, để việc ép xung diễn ra an toàn thì bạn cần tìm hiểu những công cụ, phần mềm phù hợp  để thiết lập và giám sát hiệu suất của các thành phần trong quá trình ép xung.

Sau khi ép xung, người dùng nên tiến hành kiểm tra tính ổn định của máy trước khi sử dụng hết công suất của thiết bị. 

Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, nếu máy tính của bạn gặp sự cố hoặc xuất hiện cảnh báo từ hệ thống khi ép xung thì bạn nên dừng ngay quá trình này để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. 

4. Hướng dẫn ép xung cơ bản cho người mới

Đầu tiên chúng ta cần phải chắc chắn rằng việc ép xung sẽ không dành cho những người mới và bắt buộc bạn phải có am hiểu đôi chút về phần cứng cũng như các linh kiện bên trong máy. Trong trường hợp bạn là newbie nhưng vẫn muốn thử tiến hành việc ép xung thì tốt nhất là bạn nên tiến hành sao lưu dữ liệu quan trọng bên trong thiết bị và có sự giúp đỡ của những người am hiểu việc ép xung để có thể trợ giúp bạn khi cần. 

corei5

CPU INTEL Core i5-12600K

6.999.000₫

  • Socket: 1700, Intel Core thế hệ thứ 12
  • Tốc độ: 2.80 GHz – 4.90 GHz (10 nhân, 16 luồng)
  • Bộ nhớ đệm: 20MB
  • Chip đồ họa tích hợp: Intel UHD Graphics 770

4.1 Nắm rõ các thông số của CPU

Bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, bạn cần phải nắm bắt được thông số cụ thể của phần cứng từ CPU, board mạch chủ và hệ thống tản nhiệt để có thể bắt đầu việc ép xung. Người dùng cần phải theo dõi 3 thông số quan trọng bao gồm:

  • Điện áp của CPU (Vcore): Hiểu đơn giản thì khi CPU tiêu thụ điện áp càng cao thì hiệu suất sản sinh ra cũng cao hơn, vì vậy mà bạn cần phải biết được điện áp chịu tải tối đa của CPU là bao nhiêu để có thể ép xung an toàn. 
  • Nhiệt độ của CPU: Người dùng cần phải kiểm tra nhiệt độ tối đa mà CPU có thể chịu được, trong đó bao gồm cả thông số nhiệt độ của từng lõi trong CPU. 
  • Mức tiêu thụ điện năng của hệ thống tối đa. 

Khi đã có được những thông số cơ bản để bạn có thể dựa vào đó để tiến hành căn chỉnh, tiếp theo bạn sẽ bắt đầu quá trình ép xung.

4.2 Tiến hành ép xung

Có nhiều cách để bắt đầu việc ép xung tuy nhiên với những người mới thì bạn có thể sử dụng tính năng Intel® XTU nếu như đang sử dụng các CPU của Intel vì nó đã cung cấp gần như đầy đủ các công cụ cần thiết để bạn xác định được các thông số chuẩn của CPU cũng như các công cụ cần để kiểm tra tính ổn định của hệ thống. 

Nếu đang sử dụng các vi xử lý khác thì bạn cũng có thể thử điều chỉnh hệ số nhân lõi của CPU để tăng dần hiệu suất mà bạn mong muốn bằng cách đặt các lõi về cùng một tốc độ. 

cach-ep-xung-an-toan

Trong trường hợp bạn đã có sẵn nền tảng kiến thức nhất định thì bạn có thể sử dụng BIOS để ép xung CPU và cách này cũng cho phép người dùng thiết lập chuyên sâu hơn. 

Việc ép xung này sẽ được thực hiện vài lần cho đến khi bạn hài lòng với hiệu suất mà mình mong muốn trong ngưỡng an toàn mà phần cứng cho phép, ngoài ra việc thực hiện ép xung chậm rãi cũng giúp cho hệ thống hoạt động ổn định hơn.

4.3 Theo dõi mức tiêu thụ điện năng và nhiệt độ

Theo dõi mức tiêu thụ điện năng và nhiệt độ là một trong những yêu cầu tối quan trọng trong quá trình ép xung, nhiệt độ lý tưởng để các CPU hoạt động bình thường là dưới 80°C.

Mức điện áp mà CPU có thể chịu tải được cũng là thông số quan trọng và bạn cũng nên lưu ý đến điều này nhé. 

4.4 Theo dõi tính ổn định của hệ thống

Nếu trong quá trình ép xung mà thiết bị của bạn bị giật lag hay treo máy, lỗi màn hình xanh thì cũng đừng quá lo lắng vì bạn chỉ cần khởi động lại máy để hệ thống có thể khôi phục lại sự ổn định. 

Nếu khi thời điểm gặp lỗi mà hệ thống chưa đạt đến nhiệt độ tối đa thì bạn có thể tăng Vcore của CPU lên rồi sau đó theo dõi tính ổn định của hệ thống. Trong trường hợp máy gặp sự cố khi đã đạt ngưỡng nhiệt độ cho phép thì bạn nên giảm tần số xung nhịp của vi xử lý để đưa máy về trạng thái hoạt động ổn định. 

Screenshot 2023 08 03 080700

CPU AMD Ryzen 5 5600G

3.600.000 4.090.000đ

  • Socket: AM4, AMD Ryzen thế hệ thứ 5
  • Tốc độ: 3.9 GHz – 4.4 GHz (6 nhân, 12 luồng)
  • Bộ nhớ đệm: 3MB

4.5 Các phần mềm kiểm tra thông số của laptop, PC

  • CPU-Z*

CPU-Z* là một phần mềm theo dõi thông số PC và laptop tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng nhưng đầy đủ tính năng cần thiết để bạn có thể theo dõi trong quá trình ép xung. Tuy nhiên nếu muốn có những thông số chi tiết hơn như nhiệt độ cụ thể của phần cứng thì bạn có thể sử dụng Core Temp.

  • 3DMark*

Phần mềm 3DMark* sẽ giúp bạn đo lường sự ổn định của thiết bị trong quá trình vận hành sau khi tiến hành ép xung. Ứng dụng này sẽ kiểm tra hiệu năng kết hợp của của CPU và GPU, qua đó cho bạn các thông số cần thiết để kiểm tra hệ thống. 

phan-mem-ep-xung
  • Core Temp

Core Temp mang đến một công cụ vô cùng hữu ích cho việc ép xung phần cứng của bạn, nó sẽ thể hiện nhiệt độ cụ thể của từng lõi và đồng thời cũng hiển thị mức độ tiêu thụ điện năng theo thời gian thực của CPU.

Sinh nhật Phong Vũ