Những từ như Vulkan, DirectX có lẽ là rất quen thuộc với những người dùng máy tính đặc biệt là các nhà lập trình hay các game thủ. Chúng ta cũng thường thấy trong các buổi giới thiệu Card đồ họa rời của các “ông lớn” như Nvidia hay AMD, luôn sẽ có một khoảng thời gian được dành ra để những người đại diện các bên nói về Vulkan và DirectX. Vậy chúng ta có thể hiểu Vulkan và DirectX là gì trong công việc sử dụng máy tính hàng ngày ?

Trước hết, để có thể biết được chức năng của Vulkan và DirectX, chúng ta cần phải biết đến API (Application Programming Interface – hay còn được biết là giao diện lập trình), nôm na đây là một công cụ mà các nhà lập trình sẽ làm việc để các phần cứng và phần mềm sẽ hoạt động với nhau khớp như những bánh răng. Để dễ hiểu thì

Quay trở lại chủ đề chính, DirectX và Vulkan sẽ liên quan gì đến API và các hoạt động của người dùng trên PC và chơi game?

Vulkan là “người kế nhiệm” của OpenGL, vốn là một API đồ họa của tập đoàn Khronos, bao gồm các công ty như AMD, NVIDIA, Intel, AMD, Sony và Google… được tạo ra để trở thành đối trọng và cạnh tranh với DirectX. API này hướng đến các ứng dụng đồ họa 3D (như video game) và các phương tiện tương tác. So với đối thủ lớn nhất của nó là DirectX thì Vulkan có khả năng tương thích tốt với nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau hơn. Vulkan cũng chứa toàn bộ mã nguồn của một API trước đó là Mantle do AMD phát triển, thế nên các game chạy Vulkan thường “ưu ái” cho các GPU của AMD.Untitled 1

Song song với Vulkan chúng ta có DirectX, là một tập hợp các API để xử lý các nhiệm vụ liên quan đến đa phương tiện (trong đó có cả game) do Microsoft phát triển. Chúng kiểm soát những thứ như đồ họa, dựng hình 3D, xử lý âm thanh vân vân và vân vân, gần như tất cả mọi thứ mà bạn có thể nghe thấy nhìn thấy khi giao tiếp với máy tính trên hệ điều hành Windows đều do DirectX kiểm soát. Phiên bản mới nhất của DirectX là DirectX 12 chỉ tương thích hoàn toàn trên Windows 10.

sản phần “nhà trồng Microsoft nên DirectX chỉ chạy được với hệ điều hành Windows và máy Xbox nên các nhà phát triển game sẽ chỉ có thể dùng DirectX cho các nền tảng này. Đối với các nền tảng khác như PlayStation và MacOS thì họ sẽ phải chuyển sang dùng bộ API khác. Tuy nhiên, dù hạn chế về mặt tương thích đa nền tảng nhưng vì được chuyên hóa cho cho các nền tảng đó nên DirectX được tối ưu hóa rất tốt.th

TỔNG KẾT LẠI ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CẢ HAI NỀN TẢNG CHÚNG TA SẼ CÓ GÌ

Với DirectX:

Ưu điểm

  • Do Microsoft phát triển nên sẽ tương thích tốt với hệ điều hành Windows.
  • Được các nhà phát triển sử dụng cực kỳ rộng rãi và phổ biến hơn nhiều so với đối thủ chính của nó là Vulkan.

Nhược điểm

  • Chỉ chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows và các sản phẩm của Microsoft
  • DirectX 12 chỉ tương thích hoàn toàn trên Windows 10.
  • DirectX 12 chỉ tương thích hoàn toàn với các GPU Nvidia từ thế hệ Maxwell (900 series) trở đi và GPU AMD từ 7300 trở đi.

DirectX được tối ưu hóa rất tốt trên các nền tảng của Microsoft nhưng lại không tương thích với đa nền tảng, DX12 mới nhất thì chỉ hỗ trợ phần cứng mới.

Với Vulkan:

Ưu điểm:

  • Vulkan hỗ trợ cả các phần cứng cũ của NVIDIA như GPU từ 600 series, GPU AMD thì từ 7700 trở đi.
  • Cho phép can thiệp sâu vào GPU để tối ưu hóa hiệu suất.
  • Ít ăn tài nguyên của CPU hơn so với đối thủ DirectX.
  • Tương thích đa nền tảng. Hoạt động tốt không chỉ với riêng hệ điều hành Windows, mà còn PlayStation, MacOS, SteamOS hay thậm chí là cả nền tảng hệ điều hành trên các thiết bị di động nữa.

Nhược điểm

  • Ít phổ biến hơn so với DirectX.
  • Tối ưu chưa thực sự tốt cho phần cứng của “đội xanh” NVIDIA.