Vừa mang máy tới cửa tiệm sửa chữa để hỏi xem cửa hàng có nhận thay màn hình laptop hay không, chỉ 5 phút sau là laptop của bạn đã bị tháo tanh bành mà nhân viên tư vấn chẳng có một lời xin phép.

Chơi “dơ” để giữ khách

Bạn bực bội vì nhân viên kia tự ý tháo máy của mình, nhưng lúc này máy của bạn đang nằm trên bàn mổ của họ nên bạn không tiện gây gổ. Cuối cùng, bạn đành trả cho nhân viên kia một triệu rưỡi tiền thay màn hình (rất đắt), sau khi họ lùng sục hết các ngõ hẻm để mang một chiếc màn hình từ cửa tiệm khác về thay cho bạn.

thay-man-hinh-laptop-2.jpg

Nếu trước đó bạn có tham khảo qua bài viết này trước khi đi thay màn hình laptop thì mánh lới giữ khách chặt chém quái đản của các cửa tiệm sửa chữa đã không thể qua mặt bạn. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về hệ thống và cách hoạt động của các chuỗi cửa tiệm sửa chữa đồ công nghệ. Nhiều thương hiệu và cửa tiệm đều liên kết với nhau cùng với một hoặc vài kho linh kiện nào đó. Nếu có khách đến cửa tiệm A, thì nhân viên tiệm A sẽ liên hệ với tiệm B, tiệm C hoặc kho D cho tới kho Z đến khi nào họ tìm ra linh kiện đó và thay thế cho bạn mới thôi.

Nên về căn bản, chất lượng và nguồn hàng là giống nhau còn giá bán thì sẽ thay đổi tùy theo nhân viên bán hàng ở cửa tiệm đó. Cũng bởi lý do này mà bạn sẽ hoàn toàn có thể bị chặt chém một cái giá trên trời, một khi bạn đã bị cửa tiệm cố định lại bằng cách tháo rỡ laptop của bạn như trên. Mục đích là để bạn ngại qua cửa tiệm khác, đồng thời ngồi yên để cho họ “thịt”.

Dính hàng nhái như chơi

thay-man-hinh-laptop-2.jpg

Ngay cả khi bạn nghĩ mình vừa thay được màn hình giá hời ở một cửa tiệm nào đó, hãy vẫn cứ dè chừng vì màn hình laptop đó có thể là hàng nhái hoặc sản xuất bởi hãng thứ ba với chất lượng rất kém. Bạn có thể tự kiểm định điều đó bằng mắt thường, khi thay màn hình laptop xong mà màn hình đó thể hiện hình ảnh tối hơn bình thường, hình ảnh bị rổ, xuất hiện các vết thâm và dễ dàng bị biến dạng khi chọc nhẹ vào tấm nền của máy. Nên nếu có thể, hãng cố gắng mang laptop tới các trung tâm bảo hành chính hãng, hoặc chí ý cũng phải là các nhà phân phối có tên tuổi như Phong Vũ. Màn hình nhái hoặc màn hình cũ thường chỉ có giá bằng một phần ba màn hình tốt.