Túi đựng tai nghe – những tác dụng thực tiễn và quan trọng

Túi đựng tai nghe liệu có thực sự cần thiết ?
Thông thường theo thói quen sử dụng tai nghe, chúng ta thường sẽ bỏ balô, bỏ cốp xe, đeo trên cổ đối với nhưng tai nghe trùm đầu,… hay đơn giản là đút túi áo với những tai nghe in-ear nhỏ gọn. Nhưng liệu đó có phải cách sử dụng và bảo quản tai nghe đúng cách ? Tất nhiên là không rồi, những chiếc túi đựng tai nghe phù hợp sẽ giúp bạn làm nhiệm vụ đó.

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chiếc balô lớn tiện lợi của chúng ta vẫn hàng ngày sử dụng để mang đi những vẫn dụng cần thiết, có thể chưa được rất nhiều thứ cùng lúc như laptop, điện thoại, sạc pin, và tất nhiên là cả chiếc tai nghe. Nhưng là một thứ nhạy cảm không kém gì màn hình cảm ứng của điện thoại, nếu không có sự bảo quản đúng cách thì chiếc tai nghe đặt trong balô kia cũng có nguy cơ va chạm hay bị chèn bởi đồ vật khác dẫn tới nứt gọng, bị vật nhọn đâm thủng màng loa hay nhẹ nhàng thì cũng rách đệm mút. Do đó túi đựng tai nghe là rất cần thiết trong những trường hợp nhạy cảm này. Vậy những chiếc túi đựng như thế nào sẽ bảo vệ được tai nghe của bạn ?

Có độ dày nhất định.

Độ dày của túi đựng tai nghe có thể ví như một tấm đệm êm ái chống va đập cho tai nghe với “thế giới” bên ngoài. Nếu túi đựng có độ dai nhưng lại quá mỏng có thể chống được các vật nhọn nhưng rõ ràng không có tác dụng chống va đập. Hãy lựa chọn túi đựng tai nghe đủ dày để nếu chẳng may có va chạm bên ngoài hoặc bất cẩn đánh rơi balô, chí ít cũng sẽ giúp được tai nghe của bạn an toàn.

Tai nghe HyperX Cloud I White cùng phụ kiện trong túi đựng tai nghe

 

Có bề mặt mịn ở phía trong.

Không chỉ có tác dụng tránh ma sát làm xước nham nhở làm xấu hình thức tai nghe, bề mặt trơn mịn (ví dụ như chất liệu nhung) cũng chống được mài mòn dẫn đến đứt vỏ cao su bọc dây tai nghe (đối với những dây mỏng), và chắc chắn sẽ giúp bạn lấy tai nghe ra khỏi túi một cách dễ dàng.

 

Có nắp đóng , khoá hoặc dây rút/dây buộc.

Tưởng như không quan trọng, tuy nhiên dây buộc lại giúp tai nghe không vô tình bị lọt ra khỏi túi. Tệ hơn là trong lúc bạn vội vàng cầm túi ra khỏi balô, tai nghe của bạn “chạy” ra ngoài một cách “hồn nhiên” và việc “hôn” mặt đất là xót xa vô cùng. Cảm giác này có lẽ cũng gần giống với anh chàng xếp hàng mấy đêm mua được chiếc Iphone đầu tiên, và long ngóng để chiếc Iphone nằm đo đất khi vội vã mở hộp vậy.

Túi đựng tai nghe có khoá kéo
Túi đựng tai nghe có khoá kéo

 

Có kích thước đủ để đựng thoải mái.

Rõ ràng khi gửi gắm chiếc tai nghe vào một bộ đồ bó sát chật chội, thật không dễ chịu gì khi tai nghe của bạn luôn trong tình trạng bị bóp chặt méo mó, và mệt mỏi hơn là khi lôi tai nghe ra ngoài một cách khó khăn. Không việc gì phải quá chật, hãy cứ lựa chọn một chiếc túi đựng tai nghe với kích thước đủ thoải mái.

Túi đựng tai nghe có dây rút
Túi đựng tai nghe có dây rút

 

 

Ngoài những chiếc túi đựng, hộp đựng tai nghe là một cách bảo quản thực sự tối ưu.

Có vô vàn các loại hộp đựng cho tai nghe, nhưng lựa chọn hộp đựng phù hợp với kích thước và cấu tạo tai nghe thì chúng ta cần lựa chọn kỹ, tất nhiên cũng vẫn cần giữ các tiêu chuẩn như túi đựng tai nghe ở phía trên. Về cơ bản sẽ có các loại hộp đựng tai nghe như hộp rỗng, hộp có khuôn, và một số tai nghe có hộp sẵn đi kèm.

Hộp đựng tai nghe rỗng (không có khuôn).

Là loại hộp đựng cơ bản nhất, với loại hộp đựng này sẽ có phần tiện lợi cho nhiều loại tai nghe, dễ mua dễ sử dụng. Chỉ cần lựa chọn kích thước tương đối, chúng ta chỉ việc đặt tai nghe vào trong rồi đóng khoá lại. Ngoài ra loại hộp đựng này còn có thể tận dụng đựng thêm nhiều phụ kiện khác liên quan như dây tín hiệu rời, soundcard/DAC/Amp,…Và đương nhiên sẽ cần một sự chọn lọc và sắp xếp khoa học các đồ đi kèm để tránh va chạm nội bộ làm ảnh hưởng không tốt tới tai nghe. Loại hộp đựng tai nghe này tuy vẫn có khả năng chống shock tốt hơn túi đựng tai nghe, nhưng cũng không hoàn toàn phù hợp nếu bị rung lắc mạnh khi di chuyển.

Hộp đựng tai nghe rỗng (không có khuôn)
Hộp đựng tai nghe rỗng (không có khuôn)

 

Hộp đựng tai nghe có khuôn.

Loại hộp đựng này thường được bên thứ ba thiết kế dành cho một vài dòng tai nghe nổi bật, không phải loại tai nghe nào cũng được nhà sản xuất đầu tư làm hộp có khuôn. Việc tìm mua các hộp này có thể khó đối với tai nghe bạn đang dùng nhưng nếu có thể mua được thì thật sự tuyệt vời. Loại hộp này vừa có tác dụng chống shock cả trong lẫn ngoài một cách hoàn hảo. Tất nhiên bạn đừng quên kiểm tra chất liệu mặt trong của hộp có khả năng chống ma sát mạnh tránh làm xước tai nghe không nhé.

Hộp đựng tai nghe có khuôn
Hộp đựng tai nghe có khuôn

 

Hộp đựng, túi đựng đi kèm tai nghe.

Hầu hết các loại tai nghe được nhà sản xuất đầu tư hộp đi kèm đều là những tai nghe cao cấp. Loại hộp này chắc chắn là best of the best đối với loại tai nghe đó vì rõ ràng cùng một “lò” mà ra, y như khuôn đúc.

Hộp đựng tai nghe có khuôn đi kèm tai nghe
Hộp đựng tai nghe có khuôn đi kèm tai nghe

 

Chỉ có một số ít trường hợp có thể do không kỹ lưỡng trong khâu thiết kế mà khuôn hộp khiến chính hai củ tai nghe cọ xát với nhau gây xước, hay không có nhiều không gian chứa dây khiến việc đóng hộp bị cộm. Do đó việc “chế” thêm phần đệm để khắc phục cọ xát hoặc lựa chọn một vị trí gửi gắm dây tai nghe khác so với vị trí có sẵn của nhà sản xuất là cách trước mắt có thể khắc phục vấn đề này.

Hộp đựng tai nghe có khuôn

 

 

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về các chủng loại cùng phân loại sử dụng túi đựng và hộp đựng tai nghe sao cho tối ưu nhất. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ có nhiều thông tin tham khảo dành cho các bạn. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, các bạn hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận phía dưới bài viết nhé.

Trả lời