Tốc độ bus RAM mà CPU hỗ trợ là gì, hiểu sao cho đúng về thông số này

Trong bài viết, Phong Vũ sẽ giải thích một trong những sự hiểu lầm phổ biến – đó là về bus RAM với bus mà CPU hỗ trợ. Điều mà rất nhiều bạn có thể bị nhầm lẫn về sự tương thích giữa hai phần cứng quan trọng này.

Phong Vũ sẽ giải thích cho bạn tốc độ bus RAM mà CPU hỗ trợ là như thế nàoỞ đây, loại CPU mà bài viết muốn ví dụ là những CPU được sản xuất bởi Intel (tương tự với AMD) 

RAM là một bộ phận quan trọng trong mỗi chiếc máy tính và nó cũng có nhiều thông số đi kèm. Trong những thông số của RAM, thì điều cần quan tâm ngoài dung lượng của RAM ra còn phải chú ý xem về thông số bus RAM như thế nào. Vì bus RAM nó ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu năng của máy, đặc biệt là các game thủ rất quan tâm đến các thông só này.. Nếu bạn chưa bao giờ nghe đến cái tên bus RAM thì bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Bus RAM là gì? ở đây.

 

 

Có nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ có những thanh RAM có bus nhỏ hơn hoặc bằng mức bus RAM mà CPU hỗ trợ thì mới hoạt động được. Nhưng điều này không đúng, kể cả đối với những thanh RAM có bus lớn hơn lượng bus mà CPU hỗ trợ thì vẫn có thể hoạt động ổn định được.

Để kiếm tra tốc độ bus RAM mà CPU hỗ trợ, bạn có thể search trên google dòng CPU đó rồi chọn vào đường link của hãng để kiểm tra. Ví dụ, ở đây web hiển thị bộ vi xử lý CPU Core i5-8400 (2.8 GHz) có tốc độ bus RAM mà nó hỗ trợ là 2666MHz.

Như ở trên bạn thấy, thông số bus RAM mà CPU của Intel Core i5-8400 được hỗ trợ ở mức 2666MHz. Nhưng hãy lưu ý rằng, thông số này có nghĩa là Intel đảm bảo đến mức 2666MHz CPU hoạt động ổn định. Tại sao lại thế? Tức là Intel đã test và đảm bảo CPU chạy RAM ở tốc độ bus như trên thì hệ thống ổn định và nếu bạn sử dụng RAM có bus cao hơn thì Intel không đảm bảo được là hệ thống của bạn có ổn định. Hơn nữa việc test ở bus cao hơn sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của Intel.

Dưới đây là hình ảnh của một bài test về hiệu năng khi sử dụng CPU Core i5-8400 với những thanh RAM có bus lớn hơn 2666 là 3000 và 3200.

1- Ảnh dưới đây là test khi chơi game Battlefield 1. Bạn có thể thấy rằng, ngoài mức bus RAM nhỏ hơn 2666 ra (2400) thì đối với những RAM có bus lớn hơn là 3000 và 3200, CPU Core i5-8400 vẫn có thể chạy khá ổn định mà không có gặp vấn đề gì.

2- Thêm một ví dụ nữa, ảnh dưới là khi test với game Call of Duty World War II. Chắc bạn cũng thấy, không có vấn đề gì suốt 130 phút đối với những RAM có bus lớn hơn 2666 của Core i5-8400 phải không.

Để xem kỹ hơn về bài test này, bạn có thể xem tại đường link Youtube sau: https://www.youtube.com/watch?v=B1pcpgGadfg.

Ngoài ra, các bạn có thể tự mình kiểm tra các CPU khác như i7-8700K, i9-8950HK hay thậm chí CPU đắt nhất hiện tại là Xeon Platinum 8180M với 24 nhân cũng chỉ ghi hỗ trợ DDR4-2666, và tương tự đối với các CPU đến từ AMD. Vậy là, việc CPU có hỗ trợ thông số bus là 2666MHz không có nghĩa đây là thông số tối đa mà CPU có thể hỗ trợ cho RAM, tức là nếu bạn sử dụng RAM có bus lớn hơn 2666 (như ví dụ trên là 3000 3200) thì vẫn có thể sử dụng tốt được, miễn là Mainboard của bạn có hỗ trợ.

Các bạn có thể kiểm tra ở trang chủ mainboard hoặc ở ngay từng sản phẩm của Phong Vũ, và các mainboard đời mới hiện này đều có cấu hình XMP giúp tự đông nhận diện tốc độ bus cao nhất của RAM dc thiết kế mà các bạn ko phải chỉnh nhiều. Thậm chí các bạn có thể chạy dc với bus 4000Mhz hoặc hơn nữa, miễn là bạn có tiền để mua cho mình một chiếc mainboard OC cao cấp, đồng thời có đủ kiến thức OC để có thể tinh chỉnh sao cho hệ thống OC đó chạy ổn định.

OK!! Như vậy Phong Vũ đã làm sáng tỏ được sự lầm tưởng của nhiều người khi nghĩ rằng, hệ thống chỉ có thể nhận RAM có tốc độ bus bằng hoặc ít hơn tốc độ bus RAM của CPU hỗ trợ, đó chỉ là thông số tham khảo. Sự thật thì bạn vẫn có thể sử dụng những thanh RAM có bus RAM lớn hơn, việc bạn thật sự cần quan tâm là mua chiếc mainboard có hỗ trợ tốc độ bus bạn yêu cầu, và để cho cấu hình XMP trên mainboard làm việc còn lại.

Trả lời