Hiện nay, cùng với sự thành công của máy Playstation 4, Sony đang là một trong những hãng sản xuất máy chơi game – console hàng đầu thế giới, và có với một lượng fan hùng hậu. Nhưng có ai biết rằng, để đi được đến thành công như hôm nay là cả một quá trình dài và gian nan, cùng với rất nhiều sự cố gắng và công sức. Hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu thêm về cuộc hành trình phát triển máy Playstation của Sony.

Sony tham dự vào thị trường công nghệ game

Vào những năm 1988, Nintendo là công ty nắm giữ thị trường game khủng nhất thời bấy giời với chiếc máy Nes 8-bit, mặc cho sự nỗ lực vươn lên của cãng hãng như SEGA hay Atari. Sony cũng rất muốn có một động thái nào đó trong miếng bánh màu mỡ này, nhưng cuối cùng họ lại quyết định không thực hiện bất kì động thái nào, vì lúc đó Sony và Nintendo đang bắt tay hợp tác với nhau. Năm 1990, Nintendo tung ra mẫu Super NES, thì việc soán ngôi lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Sony khi đó đang bắt tay với Philips và tạo ra được chuẩn đĩa CD-ROM/XA hỗ trợ video và âm thanh nén. Những chiếc đĩa này sẽ được đọc một cách dễ dàng với những phần cứng đí kèm, và đây chính là một trong những bước mở đầu cho sợ phát triển của Sony trong ngành công nghiệp game

Khi các máy chơi game của Nintendo sử dụng những chiếc “băng” cồng kềnh, thì sony đã cùng với Nintendo kí một thỏa thuận đưa sản phẩm CD-ROM/XA vào chiếc máy Super NES và gọi nó là Super Disc, cho dù mẫu Super NES có tên gọi là Super Disc này không được dự kiến phát hành. Kế hoạch của sony là khiến Super Disc có thể chứa và đọc được tất cả loại dữ liệu, và khi đó họ sẽ trở thành công ty độc quyền của công nghệ này. Và tất nhiên là Nintendo sẽ không thích việc này xảy ra, vì mặc dù trên danh nghĩa là hai công ty đang bắt tay với nhau nhưng họ lại chưa bao giờ tin tưởng nhau, và mối quan hệ của Sony và Philips cũng như vậy. Có một vài thông tin cho rằng lý do dẫn đến việc như vậy là do sony chơi không đẹp với những đối tác của họ.

Tháng 6 năm 1991, Sony cho ra mắt sản phẩm đầu tay của họ là chiếc máy Play Station (không phải là máy PlayStation), về cơ bản chính là nguyên mẫu của Super Disc, nó vừa có thể nghe nhạc, vừa có thể chạy được các “băng” của Super NES, và còn có thể sử dụng các game được chứa trên đĩa CD-ROM. Vài ngày sau khi chiếc máy Play Station của sony ra mắt, thì họ bị Nintendo chơi một vố đau khi ra thông báo rằng đang cùng Philps hợp tác để mang sản phẩm CD-ROM lên chiếc máy Super NES.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Mặc dù rất tức giận nhưng Sony và Nintendo vẫn hợp tác với nhau, vì sony vẫn muốn sử dụng “băng” của Super NES để chuyển đổi sang chuẩn đĩa CD-ROM cho sản phẩm của họ, còn Nintendo muốn sử dụng con chip âm thanh của Sony mà được kĩ sư Ken kutaragi phát triển. Con chip âm thanh này vốn được tạo ra để bù đắp cho chất lượng âm thanh yếu kém của máy Super NES. Ken Kutaragi nhận thấy điều đó và nhận được lời đề nghị sản xuất chip âm thanh mạnh mẽ cho giao diện Super NES từ Nintendo.

Nhưng sau khi bị Nintendo chơi một vố đau điếng, thì CEO Ohga đã chuyển Ken kutaragi sang một mảng khác cùng với nhiệm vụ đặc biệt là thiết kế một máy chơi game thế hệ mới sử dụng công nghệ 32bit, cùng với đồ họa 3D cũng như âm thanh mạnh mẽ để cạnh tranh với những chiếc máy khác trên thị trường. Và đây là sự bắt đầu giúp cho Ken Kutaragi được biết đến như “Cha đẻ của máy PlayStation”.

Chiếc máy PlayStation ra đời

Hai năm sau đó, Sony tiếp tục làm việc cùng với Philips để tạo ra dòng sản phẩm DVDs. Sony cũng gần như kí được hợp đồng với SEGA, nhưng vì bị kẹt với Nintendo nên đành để cơ hội đó tuột khỏi tay. Mặc dù đã thành lập một thánh của công ty tại nhật vào tháng 11/1993, đặt tên là Sony Computer Entertainment (SCE) và Sony Computer Entertainment of America (SCEA) hồi tháng 5/1994, nhưng việc tiêu thụ chiếc máy Play Station lại không vượt quá được 200 chiếc.

Thười kì này còn được biết đến như là giai đoạn của “máy chơi game thế hệ thứ 5” được phát triển và bùng nổ. Mở đầu cho cuộc chiến chính là những máy chơi game đầu tiên sử dụng đĩa CD-ROM 32bit: 3D0 và Atari Jaguar được ra mắt vào năm  1993. Sau đó, Sony quyết định sẽ bắt đầu hành động, và hành động đầu tiên của họ là tạo và phát triển nên chiếc máy PlayStation.

Vào cuối năm 1994, cuộc cạnh tranh bắt đầu với việc sony cho ra mắt chiếc máy PlayStation đầu tiên chỉ cách chiếc máy SEGA Saturn một vài tuần tại nhật, với mức giá 299$ thấp hơn đến 100$ so với SEGA, và mãi một năm sau chiếc máy PlayStation này mới được đưa ra thị trường bên Mỹ. Trong lúc đó động thái của Nintendo lại khá ì ạch, đến mãi tận năm 1996 thì chiếc máy Nintendo 64 mới được đưa ra thị trường.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Không ai tin được rằng, chiếc máy Playstation lại thành công một cách không tưởng, doanh số của chiếc máy PlayStation đời đầu lên đến 102 triệu đơn vị tính đến năm 2005 trên toàn thế giới, và chi nhánh SCE trở thành nơi thành công nhất trong công ty Sony. Đây là một con số không lồ mà Sony có được trong suốt 9,5 năm cố gắng tính luôn cả doanh số của chiếc PSOne – một mẫu của máy PS1 được thiết kế gắn thềm màn hình để cho mục đích di động. Còn Nintendo thì sao? Thật đáng buồn rằng, chiếc Nintendo 64 chỉ bán được 32,93 triệu chiếc thấp hơn quá nhiều so với những gì Sony đạt được.

Sony gặt hái thành công với chiếc máy PlayStation 2 (PS2)

Máy PlayStation của Sony đừng vững trên ngồi vương và thống trị thị trường công nghệ game trong nhiều năm trời, mặc dù có gặp sự cạnh tranh của các thiết bị khác nhưng vẫn không có một thiết bị nào có khả năng đánh bật được sự hùng mạnh của chiếc máy này. Cho đến khi “máy chơi game thế hệ thứ 6” bắt đầu xuất hiện. Vào năm 1998, chiếc máy SEGA Dreamcast được SEGA cho ra mắt tại nhật và được biết đến là chiếc máy đầu tiên được tích hợp khả năng kết nối Internet và được xem như đó là một phần của game. Chiếc máy có modem mang 56K cùng với trình duyệt web được tích hợp đã mang lại một làn gió mới cho làng game thời bấy giờ và mang lại sự thành công bất ngờ cho SEGA. Sau 2 tuần bán ra ngoài thị trường vào tháng 9/1999 thì doanh số đạt mốc 500.000 chiếc. Nhờ chiếc máy Dreamcast mà danh tiếng của SEGA được khôi phục vào thời điểm bấy giờ.

Nhưng không được bao lâu thì tại triển lãm Tokyo Game Show cùng tháng đó, Sony đã trình làng cho thế giới chiếc máy PlayStation 2. Chiếc máy PS2 đã đánh bật Dreamcast của SEGA khiến cho doanh thu bị giảm mạnh nhanh chóng. Vào ngày 30/3/2001 SEGA buộc phải dừng sản xuất dòng máy Dreamcast vì doanh số bị sụt giảm quá thảm hại.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation
SONY DSC

Doanh thu chiếc máy PS2 của Sony vẫn tiếp tục tăng, cho đến tháng 2/2011 thì đã có hơn 150 triệu máy đã được bán ra chỉ với 10 năm 11 tháng sau ngày ra mắt. Không dừng lại ở đó, đến tháng 3/2012 thì con số đã lên đến 155 triệu máy. Ngoài ra, với việc game của máy PS1 vẫn có thể chơi mượt mà trên máy PS2 giúp cho game thủ vẫn có thể dễ dàng chơi những game của hệ máy cũ.

Có một thời kì, máy PS2 rất khan hiếm vì cung không đủ cầu, thậm trí có lúc trên ebay đã có người bán PS2 với giá 1000$. Có rất nhiều than phiền rằng, máy PS2 còn liên tục lỗi đọc đĩa, đến nỗi Sony đã từng bị kiện vì lỗi đó xảy ra quá nhiều. Ngoài ra, những tựa game trong khoảng thời gian đầu PS2 ra mắt cũng không quá ấn tượng. Kể cả như thế, nguyên cả mùa mua sắm của kì nghỉ lễ vào năm 2000, máy PS2 vẫn là máy chơi game được mua nhiều nhất.

Cứ như thế cho đến tháng 11 năm 2001, hai đối thủ nặng kí của PS2 mới được Nintendo và Microsoft cho ra mắt ở thị trường Bắc Mỹ, đó chính là GameCube của Nintendo và Xbox của Microsoft. Để cạnh tranh với Sony, Nintendo đã để giá bán chiếc GameCube của mình ở mức giá 199$ rẻ hơn tận 100$ so với PS2. Ngay lập tức, hãng Sony đã đáp trả bằng việc giảm giá máy PS2 xuống còn 199$ ngang với GameCube của Nintendo. Sang đến năm 2002, nhận thấy việc multiplay qua mạng của game Halo trên hệ máy Xbox đang thu hút khá nhiều người chơi, thế nên Sony đã bắt tay vào thiết kế và đưa ra bộ mạng adapter để gắn vào máy PS2 qua cổng USB. Đến năm 2004 bản Slimline cảu máy PS2 được đưa ra thị trường nhưng với số lượng không nhiều vì hãng gặp vấn đề trong việc sản xuất và chuyển hàng.

Vào tháng 1 năm 2013, Sony chính thức thông báo rằng sẽ dừng sản xuất và kinh doanh máy PS2 trên toàn thế giới.

Sony bước chân vào thị trường Handheld với chiếc máy PlayStation Portable (PSP)

Trong khi những chiếc máy PS2 vẫn đang là một trong những chiếc máy chơi game hot trên thị trường, thì Sony lại có một bước đi táo bạo khác và tung ra thị trường một chiếc máy chơi game nhưng lại có thể dễ dàng bỏ túi và mang đi khắp nơi, đó chính là chiếc máy PlayStation Portable có tên gọi tắt là PSP. Máy PSP được tạo ra để cạnh tranh với những dòng máy chơi game cầm tay đứng đầu thị trường của Nintendo.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Sản phẩm này được hãng giới thiệu tại E3 năm 2003, và được chính thức ra đời vào ngày 11/5/2004. Một tháng sau đó, hãng đã bắt đầu tung ra sản phẩm ở nước nhật và tiếp theo là Mỹ cùng các nước trên toàn cầu.

PSP là chiếc máy chơi game cầm tay đầu tiên và duy nhất sử dụng đĩa quang Universal Media Disc (UMD). Máy PSP được gắn một chiếc màn hình lớn cùng với chip đồ họa cao cấp, mang lại khả năng giải trí đa phương tiện mạnh mẽ và máy còn có thể kết nối vào Internet qua mạng wifi.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Tương tự như những dòng máy PlayStation khác, Sony cũng ra mắt những phiên bản nâng cấp của PSP, như máy PSP-2000, còn gọi là PSP Silme & Lite, ra mắt năm 2007 và đạt được mức tăng trưởng cực kì nhanh chóng trong thời gian sau đó. Năm 2008 phiên bản nâng cấp của PSP-2000 là PSP-3000 được ra mắt, tích hợp với tấm màn hình mới và micro tích hợp. Đấy chưa phải là kết thúc, Sony tiếp tục ra mắt PSP Go để bán song song với dòng PSP-3000 vào năm 2009. Tiếp theo đó, Sony còn thiết kế thêm một phiên bản giá rẻ là PSP-E1000 và cho ra mắt vào năm 2011.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Hiện nay dòng PSP đã được thay thế bởi máy PlayStation Vita ra mắt vào tháng 12/2011 tại Nhật. Sau đó sang đầu năm 2012 sản phẩm được bán ra tại Mỹ, Châu Âu và Úc rồi dần dần tiến ra nhiều nước khác. Đầu năm 2014, Sony chính thức dừng sản xuất và vận chuyển dòng máy PSP.

PlayStation 3 (PS3) tiếp bước người tiền nhiệm hay sự thụt lùi

Vào năm 2005, Microsoft ra mắt chiếc máy chơi game Xbox 360, mở đầu cho thời kì “máy chơi game thế hệ thứ 7”. Cùng với đó là dịch vụ Xbox live hỗ trợ cho phần chơi mạng của game đã giúp Microsoft đạt được những thành quả tốt. Mặc dù đã giới thiệu tại triển lãm CES 2005, nhưng mãi đến tháng 11 năm 2006, Sony mới cho trình làng chiếc máy PlayStation 3.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Trong khoảng thời gian đầu, PS3 gặp vấn đề về sản xuất, đặc biệt với việc máy được thiết kế hỗ trợ chuẩn đĩa Blu-ray của Sony, mặc dù ở thời kì này chuẩn đĩa Blu-ray vẫn chưa được hỗ trợ rộng rãi. Dù sao đi nữa thì việc đưa Blu-ray lên mẫu máy chơi game – console mới chắc chắn là một động thái góp phần vào thành công của chuẩn đĩa này so với HD-DVD (của Toshiba). Ngoài ra, PS3 cũng là mẫu máy chơi game – console đầu tiên hỗ trợ hình ảnh độ phân giải 1080p.

Máy PS3 còn gặp một trở ngại khác, đó chính là việc giá bán của máy quá cao. Mẫu máy PS3 20GB có giá

là 499,99$, còn với mẫu máy 60GB thì có giá lên đến 599,99$, một cái giá khá là chát trong thời kì bấy giờ. Trong khi đó, giá của chiếc máy Xbox 360 thì lại rẻ hơn tận 100$, còn Nintendo Wii thì chỉ có giá 249,99$ (dù không hỗ trợ Full-HD như PS3).

Giống với dòng máy PS2 và PSP, Sony cũng cho ra mắt phiên bản nâng cấp của PS3, phiên bản này được giới thiệu là mỏng và nhỏ gọn hơn và được ra mắt vào tháng 8 năm 2009 được đặt tên là PS3 slim. Phiên bản nâng cấp này được giới thiệu nhỏ hơn 33% so với bản PS3 đầu tiên và tiêu thụ điện ít hơn 1/3 lần. Ngoài ra Sony còn làm thêm một bản nâng cấp nữa với tên gọi là PS3 Super Slim với cân nặng của máy khoảng tấm 2kg. Sony sau này cũng triển khai dịch vụ mạng chơi game multiplayer miễn phí – PlayStation Network (PSN) – và đã có hơn 90 triệu người dùng vào đầu năm 2012. Mảng dịch vụ có tính phí của PSN được đặt tên là PlayStation Plus (PS+), còn mang lại nhiều lợi ích cũng như tính năng cho người sử dụng.

Tín đến tháng 11 năm 2013, máy PlayStation 3 đã bán được 80 triệu chiếc. Xbox 360 cũng có doanh số xấp xỉ ngang PS3. Còn kẻ thắng cuộc trong trận chiến máy chơi game – console thế hệ thứ 7 chính là Nintendo Wii với 100 triệu máy được bán ra trên toàn cầu.

Sony trong mảng thị trường Handheld với PlayStation Vita (PSV)

PS Vita được ra mắt tại Nhật vào ngày 17/12/2011, sau đó đến năm 2012 thì được phát hành ở các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và các khu vực còn lại. Đối thủ nặng ký của PS Vita trên nền tảng máy chơi game cầm tay – handheld chính là Nintendo 3DS. Model đầu tiên của PSV chính là PCH-1000 được sử dụng hai cần analog, màn hình 5″ OLED có khả năng cảm ứng đa điểm, hỗ trợ Bluetooth, Wi-Fi và có tùy chọn 3G. Chiếc máy PSVita được tích hợp vi xử lý ARM Cortex-A9 và bộ xử lý đồ họa bốn nhân.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Bản nâng cấp model PSVita PCH-2000 được thiết kế lại một chút và ra mắt vào tháng 10 năm 2013. Mẫu PCH-2000 này mỏng hơn 20%, nhẹ hơn 15% và thời lượng pin dài hơn 1 tiếng so với người tiền nhiệm. Thay vì sử dụng OLED, PCH-2000 chuyển sang dùng màn hình LCD và có cổng microUSB. PlayStation TV là thiết bị cho phép PS Vita xuất hình ảnh game ra TV để chơi, ra mắt thị trường vào tháng 11 tháng 2013.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong mảng máy chơi game cầm tay – Handheld thì có thể nói rằng chiếc máy Nintendo 3DS lúc đó đã chiếm 68,3% thị trường game trong  mảng phân khúc này. Thật đáng buồn khi phải thừa nhận rằng, PSVita đã thua trong mảng máy chơi game handheld.

PlayStation 4 (PS4) Sự trở lại của người khổng lồ

Thấm thoát đã đến đã đến thời kì “máy chơi game thế hệ thứ 8”, Nintendo cùng với máy Wii U vào năm 2012 đã mở đầu cho thời kì này. Mặc dù Nintendo là hãng mở đầu, nhưng hai sản phẩm PS4 với Xbox One đã chiếm trọn sự chú ý của khán giả. Cả hai sản phẩm đều sử dụng chip CPU và GPU của AMD với sức mạnh vượt trội. Cả hai máy đều có ổ cứng 500GB, có Wi-Fi, Etherner và hỗ trợ độ phân giải 4K. Hai dòng máy được bán ra thị trường đầu tiên ở Mỹ với giá 399,99$ cho PS4 và 499,99$ cho Xbox One. Cả hai hệ máy này không thể chơi được các game của máy thế hệ trước vì cả hai máy đều sử dụng chip CPU và GPU thế hệ mới, nhưng vẫn có cách để có thể chơi.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Với việc đắt hơn PS4 tân 100$ cùng với việc công bố hàng loạt chính sách không tưởng tại E3 2013 như bắt buộc Online 24/7, không cho phép buôn bán – trao đổi game cũ cùng giá bán quá đắt đã khiến cho Xbox One cùng Microsoft bị dư luận ném đá không thương tiếc. Nắm bắt được cơ hội trời cho, Sony và PS4 xuất hiện như một vi cứu tinh và đưa ra các chính sách thân thiện với game thủ đến mức khó tin như: Không yêu cầu kết nối internet, không chặn đĩa 2nd, cho phép game thủ chia sẻ, mua bán đĩa game không giới hạn và không khóa vùng (region lock). Mặc dù đã cố gắng sửa sai và đính chính lại các chính sách của mình, nhưng mọi thứ đã quá muộn và Microsoft cùng với Xbox One đã thua cuộc trước PS4 và Sony ngay trước khi trận chiến bắt đầu.

Vào ngày 7 tháng 9 năm 2016, Sony đã công bố bản sửa đổi phần cứng của máy PS4 gốc, với tên là CUH-2000 hay được biết đến như là máy PlayStation 4 Slim – PS4 Slim. Đây là một bản sửa đổi phần cứng của bản PS4 gốc với một thiết ké nhỏ hơn 40% và bốn góc máy tròn trịa hơn. Khoảng cách của hai cổng USB ở mặt trước cũng được nới ra. Ngày 15 tháng 9 năm 2016, Sony cho trình làng PS4 Slim 500 GB với cùng mức giá như phiên bản gốc của máy PlayStation 4.

PlayStation 4 Pro (tên mã Neo) đã được Sony công bố vào ngày 7 tháng 9 năm 2016, và ra mắt trên toàn thế giới vào ngày 10 tháng 11 năm 2016. Số model của máy là CUH-7000. Đây là phiên bản nâng cấp của máy PlayStation 4 với phần cứng cải tiến để có thể hiển thị ở độ phân giải 4K và cải thiện hiệu năng của PlayStation VR, bao gồm GPU nâng cấp với 4,2 teraflops công suất xử lý và hỗ trợ phần cứng để hiển thị bàn cờ và đồng hồ CPU cao hơn. PS4 Pro cũng bao gồm 1 GB bộ nhớ DDR3 được sử dụng để chuyển đổi qua lại giữa tác vụ chơi game và các ứng dụng của PS4 được mượt mà, cho phép game sử dụng thêm 512 MB bộ nhớ GDDR5 của máy. Các games được phát hành dành cho máy PS4 Pro có thể được tối ưu hóa về chất lượng đồ họa, độ phân giải hoặc hỗ trợ HDR cao hơn khi chạy trên PS4 Pro. Mặc dù có khả năng streaming video 4K, nhưng PS4 Pro không hỗ trợ Ultra HD Blu-ray.

Sony và cuộc hành trình phát triển máy PlayStation

Có thể thấy được rằng, để đến được bước đường như hiện nay là một quá trình chông gai và khó khăn. Khả năng vượt qua được kỉ lục 150 triệu máy PS2 của Sony chắc là khó có thể thực hiện được, nhất là trong khi PS4 không chỉ bị cạnh tranh với nhưng máy chơi game console mà còn phải cạnh tranh với các loại máy smartphone và tablet. Hơn hết nữa, với việc trình làng những chiếc máy như Xbox one X của Micosoft, chiếc Nintendo Switch của Nintendo cũng là những đối thủ đáng gờm của PS4. Cùng với việc E3 2018 vừa qua, sự xuất hiện của rất nhiều game bom tấn đáng mong đợi dành cho 3 hệ máy của cả ba hãng, thì hiện tai rất khó để có thể biết được rằng hệ máy nào sẽ trở thành hệ máy được bán chạy nhất trong thời kỳ “máy chơi game thế hệ thứ 8”.