Ổ cứng lưu trữ là một bộ phận không thể thiếu trong chiếc máy tính của bạn, dù là máy tính PC hay laptop. Chọn ổ cứng như thế nào, thông số ra sao là một công đoạn quan trọng mỗi khi chúng ta lựa mua một sản phẩm máy tính mới.



1. Ổ cứng lưu trữ là gì? Được lắp ở đâu

Ổ cứng (hay còn gọi là đĩa cứng) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Ổ cứng có dung lượng, tức chỉ có thể lưu trữ được dữ liệu theo dung lượng cố định. Đây là một phần linh kiện không chiếm quá nhiều diện tích trong máy tính nhưng lại có vai trò chủ chốt quan trọng như là “bộ nhớ” của toàn bộ thiết bị.

Hiện nay đa số ổ cứng máy tính được lắp đặt ngay bên trong thân máy tính, cụ thể là được gắn trực tiếp (cả chiều dọc hoặc chiều ngang) vào bo mạch chủ thông qua cáp ATA, SCSI hoặc SATA.

2. Lợi ích của ổ cứng cho PC, laptop

Ổ cứng là bộ nhớ, là nhà kho của máy tính nhưng nhiệm vụ của nó còn nhiều hơn thế. Ổ có vai trò truy xuất thông tin thường xuyên. Ổ cứng ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động của máy tính như, từ góp phần quyết định tốc độ khởi động máy, ghi và xuất dữ liệu cho đến đảm bảo độ an toàn của dữ liệu trong máy tính.

Chọn một ổ cứng tốt rất quan trọng khi bạn mua máy mới thì đĩa cứng có tốt thì quá trình làm việc, giải trí trên máy tính mới nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng.

o-cung-luu-tru-1
Một chiếc ổ cứng SSD

3. Cấu tạo ổ cứng, dung lượng ổ cứng

Một ổ cứng phổ thông bao gồm các bộ phận chính sau đây:

  • Đĩa từ: Đây là một đĩa kim loại hình tròn được gắn bên trong đĩa cứng. Đĩa từ được xếp thành các cấu trúc cụ thể bao gồm các track (rãnh), sector và cluster để đảm bảo việc truy xuất dữ liệu có tổ chức.
  • Đầu đọc/ghi: bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu và các thành phần điện tử trong ổ cứng. Đầu đọc chuyển thông tin ở dạng bit thành xung khi ghi dữ liệu và chuyển thông tin ở dạng xung thành bit khi đọc dữ liệu.
  • Động cơ trục chính: có nhiệm vụ làm quay ổ cứng. Độ ổn định khi quay của động cơ đảm bảo hoạt động ổn định của cả ổ cứng.
  • Mạch xử lý dữ liệu: thường nằm ở dưới đáy ổ cưng. Bảng mạch liên kết với đầu đọc/ghi qua cáp ribbon.
  • Khe gắn ổ cứng: để kết nối ổ cứng với các bộ phận linh kiện khác trong máy tính

Toàn bộ ổ cứng được bọc trong vỏ kín để bảo vệ khỏi không khí và tác động bên ngoài.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có khái niệm dung lượng ổ cứng. Dung lượng ổ cứng có thể hiểu đơn giản là không gian lưu trữ, khoảng trống trên ổ. Thông số dung lượng khá quan trọng vì nếu dùng hết dung lượng, bạn sẽ không còn nơi lưu trữ dữ liệu của mình, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng hằng ngày.

o-cung-luu-tru-2
Một chiếc ổ cứng HDD

4. Các loại ổ cứng

Ổ cứng HDD

HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng dạng cứng. Ổ HDD là bộ nhớ không thay đổi. Khi chúng ta ngừng cung cấp nguồn điện năng thì dữ liệu trong máy vẫn không mất đi. Ổ đĩa cứng HDD có cấu tạo gồm các bộ phận bao gồm: ổ đĩa, trục quay, cụm đầu đọc/ghi, đầu giao tiếp với máy tính và đầu cắm nguồn.

Ổ cứng SSD

SSD (Solid State Drive) là ổ cứng dạng thể rắn. Ổ SSD dùng các cụm mạch tích hợp để lưu trữ dữ liệu liên tục. Nó được sử dụng như một bộ nhớ flash và đóng vai trò giống bộ nhớ thứ cấp trong hệ thống lưu trữ máy tính.

Ổ SSD là bộ nhớ không thay đổi như HDD nhưng cách hoạt động của nó lại khác hoàn toàn HDD.

HDD và SSD khác nhau thế nào?

Ổ SSDỔ HDD
Giá thànhĐắt hơnRẻ hơn
Hiệu suấtỔn định hơnKém ổn định hơn
Tính thông dụngTương đương vì ổn định hơn nhưng giá thành hơn đáng kểTương đương vì giá thành rẻ và dung lượng lớn
Tốc độNhanh, chỉ mất vài giây để khởi động máy tínhChậm hơn, có thể mất vài phút để khởi động mát tính
Độ bềnCao hơn do cấu tạo vật lý cố địnhThấp hơn vì có đĩa quay liên tục
Sự phân mảnh dữ liệuKhông bị phân mảnh dữ liệu nhỏDễ lưu, truy cập dữ liệu lớn và tập trung hơn. Dữ liệu nhỏ có thể bị phân mảnh.
o-cung-luu-tru-3

5. Các thông số quan trọng trên ổ cứng

Khi tham khảo thông tin về ổ cứng lưu trữ máy tính, bạn cần quan tâm đến các vấn đề chính sau:

  • Cổng giao tiếp: Ở thị trường Việt Nam hiện phổ biến 4 loại cổng giao tiếp sau: SATA2, SATA3, PCI-Express hoặc USB 3.0.
  • Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa (Max Sequential Read/Writes): thông số được trình bày dưới dạng như 600MB/s, 600 MB/s
  • Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên (Random Read/Write): Thông số này càng lớn thì tốc độ đọc các file càng nhanh chóng
  • Chuẩn bộ nhớ lưu trữ: Công nghệ ổ cứng phổ biến hiện gồm có MLC, TLC và QLC với MLC là phổ biến nhất cho máy tính cá nhân
  • Điện năng tiêu thụ: tính bằng W, thông số càng thấp thì càng tiết kiệm điện năng
  • Tính năng đi kèm: Hầu hết mọi ổ cứng SSD hiện nay trên thị trường đều hỗ trợ lệnh TRIM, giúp hệ điều hành chủ động xem xét và xóa bỏ những dữ liệu không còn được dùng.

Ổ cứng lưu trữ luôn luôn là một bộ phận rất quan trọng trong máy tính, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng của người dùng. Vì vậy hãy kỹ tính và tìm hiểu, đọc kỹ các thông tin trước khi mua sắm máy tính mới nhé!