Màu sắc là một trong những thứ bạn dễ dàng xem nhẹ vì nó ở khắp nơi. Dù bạn thấy nó mỗi ngày nhưng bạn không nghĩ nhiều lắm về cách (hoặc tại sao) nó ảnh hưởng đến nhận thức hoặc tâm trạng của bạn. Cho dù nó là một phần phổ biến trong cuộc đời bạn, bạn vẫn có thể chú ý tới cách nó ảnh hưởng đến các tấm ảnh của mình.

Dù có màu sắc hay không thì nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sản phẩm cuối cùng của bạn (ngoài ra còn ánh sáng, hình dạng và kết cấu), hãy nghĩ chút về nó. Bạn có để ý tới cách bạn đang sử dụng màu trong các bức ảnh không?

1. Lý thuyết căn bản 

Có ba màu sơ cấp – đỏ, xanh dương và vàng. Các màu thứ cấp được tạo ra khi bạn kết hợp ba màu này: xanh lá (từ màu xanh dương và vàng), tím (từ đỏ và xanh dương) và cam (từ đỏ và vàng). Nếu bạn kết hợp nhiều cái nữa, bạn sẽ nhận được các màu ở các cấp bậc tiếp theo/ cấp ba.
nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 03

Tải lên bởi Sakurambo ở English Wikipedia. [GFDL hoặc CC-BY-SA-3.0], qua Wikimedia Commons

Vòng tuần hoàn màu là một biểu đồ thể hiện các màu khác nhau liên hệ với nhau như thế nào. Chúng tồn tại trong một phổ màu liên tục với từng màu chuyển dần thành màu khác kế bên. Vậy tại sao những thứ này lại quan trọng?

Hoà âm của màu sắc (Color Harmony)

Các hoà âm của màu sắc là các sự kết hợp gây hấp dẫn thị giác con người. Một hoà âm màu sắc là khi bạn có hai hoặc nhiều màu khác nhau bù trừ cho nhau. Đây là một công cụ chính được sử dụng bởi cả hoạ sĩ và nhiếp ảnh gia để giao tiếp với người xem, vì nó được dùng để khơi gợi cảm xúc và tâm trạng. Có một số loại hoà âm màu bạn có thể dùng.

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 04

Đơn sắc (Monochromatic) với màu tương tự (Analogous)

Khi hai hoà âm màu này giống nhau, màu tương tự sẽ đem đến những sự khác biệt tinh tế giúp tách chúng ra. Bảng phối màu hoặc hoà âm đơn sắc sử dụng sự thay đổi độ sáng và độ bão hoà của một màu đơn nhất. Một hoà âm màu tương tự được tạo thành từ các màu liền kề với nhau trên vòng tuần hoàn màu. Vẫn luôn có một màu chủ đạo nhưng màu thứ cấp chỉ giúp tăng cường độ chung thôi. nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 05 1

Ví dụ về việc sử dụng màu theo cách đơn sắc 

Cả hai hoà âm màu này rất dễ tạo và rất ưa nhìn. Bảng phối màu đơn sắc đôi lúc được dùng để kiến tạo tâm trạng nhờ vào khả năng thu hút và cân bằng thị giác.

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 06

Ví dụ về bảng màu tương tự với xanh lá và xanh dương kề cạnh nhau trên bảng màu

Các màu tương tự hoà vào nhau, tạo nên một thứ màu sắc êm dịu hơn cho bức ảnh của bạn. Khi bạn ở ngoài trời, bạn bị tác động bởi các hoà âm màu khác nhau bao gồm hai màu này. Hãy nghĩ về cánh rừng xanh ngát với các bóng cây đủ mọi kích cỡ hoặc sự biến thiên của màu đỏ và cam trong một khung cảnh mùa thu. Những tone màu này có khả năng thu hút bạn, giờ thì bạn đã biết lý do tại sao nên để ý tới màu sắc rồi đấy.

Các màu bổ túc (Complementary colors)

Các màu bổ túc trực tiếp nằm đối diện nhau trên vòng tuần hoàn màu. Vì thế màu bổ túc của màu sơ cấp chính là màu thứ cấp (như được mô tả trên vòng tuần hoàn màu). Ví dụ, màu bổ túc giữa đỏ và xanh lá kết hợp tốt với nhau vì chúng có khả năng tương phản cao. Chúng có thể khá nổi bật khi được sử dụng ở độ bão hoà toàn phần vì mỗi màu sẽ làm cho nửa kia rực hơn.

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 07

Màu cam và xanh dương là các màu bổ túc của nhau, cùng nhau chúng giúp cảnh hoàng hôn và các khung cảnh khác trở nên hấp dẫn thị giác với chúng ta hơn 

2. Màu chủ đạo (Key – Dominant color) 

Màu chủ đạo là màu chính của tấm ảnh. Thường thì màu chính xuất hiện nhiều và nổi nhất trong một bức ảnh. Việc cho phép một màu thành màu chủ đạo có thể dẫn tới một bức ảnh nổi bật. Và càng nổi hơn khi màu sơ cấp (đỏ, xanh dương hoặc vàng) là màu chính.

Hãy nhớ rằng các màu với cường độ cao có thể thu hút được người xem cộng với cách nó ảnh hưởng lên chủ thể của bạn.

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 08

Đỏ rõ ràng là màu chủ đạo trong tấm ảnh này 

3. Các màu tăng tiến (advancing) hoặc giảm dần (receding)

Các màu tăng tiến là gam màu nóng ở phía cuối dải quang phổ gồm đỏ, đỏ tím, vàng cam và cam. Khi màu tăng tiến là màu chủ đạo, thì các vật mang màu đó trông như đang tiến gần tới bạn hơn. Đỏ là một trong những màu nổi nhất và đập vào mắt bạn. Hãy nghĩ về khung cảnh chỉ có chút xíu màu đỏ (ví dụ hộp thư màu đỏ) và toàn bộ màu đỏ xem.

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 09

Các màu tịnh tiến có thể có tác dụng tốt lên ảnh của bạn hoặc ngược lại có thể làm rối khung cảnh bằng cách lấy đi sự chú ý khỏi chủ thể.

Các màu giảm dần thì ngược lại và mang đặc tính của phông nền nhiều hơn. Hãy nghĩ về những gì màu xanh dương và xanh lục (các màu lạnh) tác động tới phong cảnh. Chúng trông xa xăm, thêm thắt một chút chiều sâu và giúp cân bằng các màu nóng.

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 10 1

4. Cảm xúc và màu sắc

Màu sắc có thể khơi dậy rất nhiều phản ứng cảm xúc đa dạng ở con người. Nhiều đến nỗi chúng ta sử dụng màu để miêu tả cảm xúc khác nhau, ví dụ: buồn (feeling blue), tức giận (seeing red), hài lòng (tickled pink) hoặc ghen tỵ (green with envy).

Chúng ta liên tưởng tới màu nóng của hoàng hôn một cách khác nhau so với với màu xanh dương thanh mát vào bình minh. Màu trong cuộc sống thường nhật được dùng như một công cụ tâm lý mạnh mẽ, áp dụng tương tự như khi sử dụng màu trong bố cục hình ảnh.

Hãy nhớ rằng màu là chủ quan – Cùng một màu có thể làm người này vui nhưng làm nguời kia khó chịu. Hãy để ý rằng một sắc màu có thể khơi gợi các xúc cảm khác nhau, nếu bạn thay đổi màu và độ bão hoà hoặc thay đổi màu đi kèm với màu đó. Ví dụ với màu cam có thể tạo ra sự hưng phấn khi nó nghiêng về đỏ và trở nên êm dịu khi nghiêng về phía vàng.

Kết luận

Thật vui khi biết cách màu sắc hoạt động với nhau và cách chúng ta phản ứng với từng tổ hợp khác nhau. Khi chụp ảnh, hãy sắp xếp màu theo cách dễ dàng và dịu nhẹ với mắt người. Hãy sử dụng màu nóng, gắt để tạo ảnh hưởng hay kích thích phản ứng cảm xúc. Bạn có muốn thu hút người xem ngay lập tức hay thích mắt họ đảo quanh ảnh bạn hơn?

nhung tips su dung mau sac trong nhiep anh 12