Thực hư Microsoft chuyển sang dùng chip ARM?

Cuộc cạnh tranh giữa chip Intel và chip ARM trên thị trường PC dự kiến sẽ ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết khi Microsoft ra mắt Copilot+PC – thế hệ máy tính siêu AI với trang bị bộ vi xử lý Snapdragon X Elite/X Plus từ nhà Qualcomm. Sự “phản bộ hi hữu” của Microsoft không khác nào là một đòn giáng mạnh vào thị phần của Intel, khi công ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức thời gian qua. Hãy cũng Phong Vũ điểm kiểm chứng tin tức này trong bài viết dưới đây nhé.



Microsoft trình làng Copilot+PC

Ngay trước thềm hội nghị Build, Microsoft đã tổ chức một sự kiện đặc biệt bàn về Copilot và kế hoạch tích hợp sâu hơn tính năng này vào Windows, thậm chí cả trong tựa game Minecraft nhằm tương tác với người dùng. Copilot+PC sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho người dùng máy tính Windows, với sự góp mặt của Copilot trên tất cả các mẫu máy tính từ các nhà sản xuất OEM. Dễ thấy được, hãng đã rất kỳ vọng Copilot sẽ trở nên hữu ích hơn với việc tích hợp chặt chẽ vào các thành phần cốt lõi của Windows 11.

Microsoft ra mắt Copilot+PC - thế hệ máy tính siêu AI với trang bị bộ vi xử lý Snapdragon X Elite/X Plus từ nhà Qualcomm.
Microsoft ra mắt Copilot+PC – thế hệ máy tính siêu AI với trang bị bộ vi xử lý Snapdragon X Elite/X Plus từ nhà Qualcomm.

Như vậy, chúng ta sắp phải làm quen với một khái niệm hoàn toàn mới: Copilot+PC – thế hệ máy tính mới hứa hẹn hiệu suất xử lý AI tốt nhất từ trước đến nay mà Microsoft nhận định. Nói một cách ngắn gọn, Copilot (trí tuệ nhân tạo) giờ đây được nhúng vào hầu hết mọi ngõ ngách của Windows 11, biến tầm nhìn “AI ở mọi nơi” của Microsoft thành hiện thực.

Microsoft tuyên bố Windows 11 đã được tái cấu trúc để các mẫu máy tính từ các nhà sản xuất OEM có thể đạt hiệu năng vượt trội MacBook Air của Apple tới 58%, đồng thời duy trì thời lượng pin cả ngày. Điều này cho thấy một sự thay đổi đáng kể đối với Windows trên nền tảng ARM. Để chào đón hệ điều hành mới, hãng cũng đã thiết kế lại hình nền mặc định của Windows 11 với màu sắc rực rỡ hơn.

Microsoft tuyên bố Windows 11 đã được tái cấu trúc trên nền tảng ARM.
Microsoft tuyên bố Windows 11 đã được tái cấu trúc trên nền tảng ARM.

Tất nhiên, bất kỳ tiêu chuẩn nào cũng đòi hỏi thông số phần cứng tối thiểu. Để đáp ứng tiêu chuẩn Copilot+PC, laptop cần:

  • Bộ xử lý AI có sức mạnh xử lý tối thiểu 40 TOPS (dành riêng cho NPU)
  • Ổ cứng SSD tối thiểu 256GB
  • RAM tối thiểu 16GB
  • Thời lượng pin tối thiểu 15 giờ (lướt web) đối với máy tính chip ARM

Hiện tại, các tiêu chuẩn này có thể chỉ được đáp ứng bởi Windows trên ARM và laptop sử dụng nền tảng của Qualcomm (Snapdragon X Elite/Snapdragon X Plus). Máy tính sử dụng nền tảng Intel và AMD có thể có yêu cầu khác. Microsoft dự đoán rằng vào cuối năm sau, sẽ có ít nhất 50 triệu máy tính đạt chuẩn Copilot+PC được bán ra thị trường.

Chính thức “phản bội” Intel, Microsoft chuyển dùng chip ARM

Với động thái đầy bất ngờ nêu trên, việc công bố thế hệ máy tính cá nhân mới mang tên “Copilot+PC” được trang bị bộ vi xử lý Snapdragon X Elite/X Plus của Qualcomm thay vì chip Intel truyền thống đã thể hiện rõ quyết định của Microsoft. Đây có thể coi là cú sốc vô cùng lớn đối với Intel, đồng thời cũng là cú huých đáng kể cho Qualcomm cũng như thị trường chip ARM nói chung.

Trước đó, Apple cũng đã lựa chọn từ bỏ Intel để chuyển sang chip M1 do chính hãng phát triển dựa trên kiến trúc ARM cho máy tính Mac, đánh dấu bước ngoặt thay đổi đáng kể trong chiến lược phát triển sản phẩm của gã khổng lồ công nghệ này.

Thay vì Intel, Microsoft đã chọn ARM đồng hành cùng sản phẩm mới.
Thay vì Intel, Microsoft đã chọn ARM đồng hành cùng sản phẩm mới.

Sức mạnh của chip ARM nằm ở hiệu năng vượt trội cùng khả năng tiết kiệm năng lượng một cách ấn tượng, mang đến trải nghiệm sử dụng mượt mà, thoải mái với thời lượng pin dài hơn. Vi xử lý Snapdragon X Elite/X Plus từ nhà Qualcomm, được phát triển với lõi Oryon độc quyền, cung cấp hiệu suất xử lý đồ họa vượt trội so với các chip ARM trước đây sử dụng lõi X.

Theo phát biểu của hãng, chip Snapdragon X Elite/X Plus chỉ yếu hơn khoảng 20% so với chip M3 của nhà “Táo khuyết” (tương đương với chip Core i thế hệ thứ 12 của Intel) và đủ mạnh để đáp ứng tốt nhu cầu của hầu hết người dùng laptop cá nhân hiện nay.

Việc Microsoft “quay lưng” với Intel, chuyển sang chip ARM được coi là một đòn nặng nề đối với Intel, một công ty vốn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian gần đây. Thời điểm năm ngoái, Intel đã báo cáo khoản lỗ khổng lồ do thị trường PC toàn cầu suy giảm. Mất đi một đối tác lớn và quan trọng như Microsoft chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn của Intel khi phải mất thêm thị phần vào tay Qualcomm hay các nhà sản xuất chip ARM khác.

CEO Intel tuyên bố mối đe dọa chip ARM cho máy tính cá nhân là không có gì đáng kể.
CEO Intel tuyên bố mối đe dọa chip ARM cho máy tính cá nhân là không có gì đáng kể.

Tuy nhiên, đây lại chính là tin vui đối với những nhà sản xuất chip Trung Quốc, những doanh nghiệp đang tập trung phát triển chip dựa trên kiến trúc ARM. Trước đây, chip ARM “made in China” đã đạt được những thành công nhất định trong thị trường máy tính bảng, biểu thị được khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng trong nước. Sự hợp tác giữa Microsoft và Qualcomm dự kiến sẽ tạo ra hiệu ứng thúc đẩy thị trường chip ARM toàn cầu và mở ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Có thể nói, sự chuyển hướng sử dụng chip ARM của Microsoft đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Điều này không chỉ mang lại những lựa chọn mới cho người dùng với hiệu năng tốt, tiết kiệm năng lượng mà còn mở ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất chip, hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển xa hơn của công nghệ trong tương lai.