Máy ép plastic, máy ép nhựa hay máy ép keo là những tên gọi khác nhau để chỉ một thiết bị có khả năng bao bọc tranh, ảnh hay những giấy tờ quan trọng bằng một lớp màng nhựa, giúp bảo quản những giấy tờ, tranh, ảnh này một cách tốt hơn. Hiện nay, máy ép plastic là một thiết bị chuyên dụng không thể thiếu được trong công sở, văn phòng, cửa tiệm chụp ảnh, in ấn…

Máy ép Plastic

Máy ép Plastic là gì?

Máy ép plastic trong tiếng Anh được gọi là “laminator” với chức năng tạo ra một lớp màng nhựa, phủ bên ngoài các giấy tờ, tranh, ảnh, bảo vệ nó trước các tác nhân tổn hại từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, nước, bụi bẩn… Ta thường sử dụng máy ép plastic cho việc bao bọc các giấy tờ quan trọng như chứng minh thư, bằng lái xe, ảnh kỉ niệm, bằng tốt nghiệp…

Hình ảnh về máy ép Plastic

Máy ép Plastic

Với thiết kế nhỏ gọn, kích thước, trọng lượng không quá lớn, các văn phòng, công sở hay các tiệm in ấn, chụp ảnh hiện nay đều đã trang bị cho mình một chiếc máy ép plastic để thuận tiện cho việc sử dụng. Vậy máy ép plastic có những loại nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Phân loại máy ép Plastic

Hiện nay, thị trường máy ép plastic khác phát triển, với sự tham gia của nhiều hãng lớn khác nhau. Dựa theo vào một số tiêu chí nhất định, người ta phân loại chúng thành các loại khác nhau như sau.

Phân loại theo khổ in

Sự phân loại theo khổ in dựa theo kích thước của sản phẩm đầu vào, thường là các loại giấy in. Trong thực tế, có 4 loại máy ép plastic được phân loại theo khổ in:

  • Máy ép plastic khổ A1 (594 x 841 mm)
  • Máy ép plastic khổ A2 (420 x 594 mm)
  • Máy ép plastic khổ A3 (297 x 420 mm)
  • Máy ép plastic khổ A4 (210 x 297 mm)

Phân loại theo cấu tạo

Phân loại theo cấu tạo là dựa theo thiết kế của máy ép plastic đó có bộ phận chỉnh nhiệt hay không. Theo tiêu chí này, máy ép plastic được phân thành 2 loại như sau:

Máy ép plastic không có bộ phận điều chỉnh nhiệt (máy ép plastic thông thường)

Đây là loại máy ép cũng có chế độ tự động như các máy ép khác, tuy nhiên nó lại có hạn chế là không thể điều chỉnh được nhiệt độ khi ép sản phẩm. Mỗi loại giấy ép khác nhau lại cần nhiệt độ khác nhau để cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Khi không điều khiển được nhiệt độ có thể dẫn đến hậu quả là màng ép dễ bị bong ra nếu thiếu nhiệt độ hoặc làm cháy giấy ép nếu nhiệt độ quá cao.

Máy ép plastic có bộ phận điều khiển nhiệt độ

Do có thể điều chỉnh được nhiệt độ nên loại máy ép plastic này có thể sản xuất ra những chiếc sản phẩm được ép chuẩn xác, mịn và hạn chế tối đa tình trạng giấy ép bị cháy.

Phân loại theo hãng sản xuất

Một số hãng sản xuất máy ép Plastic đang phổ biến ở Việt Nam là:

  • Máy ép plastic Yatai: YT 320 rulo lớn, YT 320 rulo trung bình, YT 460…
  • Máy ép plastic Texet: LMA3-V, LMA4-V, LMA4BAG75…
  • Máy ép plastic Laminator: A3-330E, LM-330T…
  • Máy ép plastic FeG: 280, 380…
  • Máy ép plastic DSB So Good
  • Máy ép plastic GBC
  • Máy ép plastic Kansai

máy ép Plastic

Cấu tạo và cách sử dụng máy ép plastic

Cấu tạo

Một sản phẩm máy ép plastic thông thường sẽ có những bộ phận chính sau đây:

  • Vỏ máy: là bộ phận bao bọc bên ngoài, bảo vệ các bộ phận, linh kiện điện tử bên trong khỏi những tác động xấu từ môi trường như ẩm ướt, bụi bẩn…
  • Nút khởi động và tắt máy: giúp người dùng khởi động máy khi sử dụng và tắt máy khi không hoạt động nữa.
  • Rolo: giữ cho giấy không bị kẹt vào trong máy trong quá trình ép. Các máy ép plastic hiện nay thường có 4 rolo.
  • Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: dùng để tăng hoặc giảm nhiệt độ, giúp tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất, không bị bong lớp ép và cũng không bị cháy giấy ép.
  • Dây nguồn: làm nhiệm vụ dẫn điện từ nguồn cấp tới máy ép.
  • Dàn kẹp giấy: cùng rolo làm nhiệm vụ tránh để vật cần ép bị kẹt lại bên trong máy ép.
  • Nút thay đổi chế độ ép: cho người dùng lựa chọn giữa 2 chế độ ép là ép cứng và ép dẻo.
  • Bánh cao su lót máy: tránh cho máy tiếp xúc trực tiếp với đất, bảo vệ phần đáy khỏi xước hay ngấm nước.

Cách sử dụng máy ép plastic

máy ép Plastic

Việc sử dụng máy ép plastic cũng rất đơn giản, mọi người đều có thể làm được, cụ thể là qua 5 bước sau đây:

  • Đầu tiên là cắm dây nguồn và ấn nút khởi động máy. Quá trình khởi động này tốn thời gian từ 3-5 phút.
  • Khi máy đã khởi động xong, lựa chọn chế độ và nhiệt độ ép phù hợp với vật liệu cần ép.
  • Cho vật cần ép vào để máy tự ép.
  • Sau khi sử dụng xong điều chỉnh nhiệt độ của máy về 0, tắt công tắc nhiệt và đợi cho máy nguội hẳn mới rút dây nguồn ra.
  • Bảo quản máy cẩn thận, tránh bụi bẩn, nước ẩm và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Kinh nghiệm chọn mua máy ép plastic

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy ép plastic, khiến cho người mua hoang mang không biết nên lựa chọn sản phẩm nào. Dưới đây là một số mẹo chọn mua máy ép vừa tiết kiệm tiền lại đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng từ Phong Vũ. Các bạn cùng tham khảo nhé.

Chọn mua máy ép plastic theo tên thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố hằng đầu, khiến người mua quyết định xem là có nên mua và sử dụng sản phẩm đó hay không? Những hãng lớn chuyên về sản phẩm máy ép plastic thường đi kèm với đó là chất lượng tốt, chương trình hậu mãi và bảo hành đầy đủ. Một số thương hiệu lớn về máy ép plastic trên thị trường hiện nay có thể kể tên như Bosser, Fustion, Texet, YT, Media, Hopu, FEG, Laminator…

Chọn mua máy ép plastic theo mục đích sử dụng

Máy ép Plastic

Máy ép càng nhiều chức năng thì giá thành lại càng cao. Bạn nên mua máy ép plastic phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh việc lãng phí tiền bạc. Ví dụ như bạn chỉ chỉ có nhu cầu ép plastic thì không cần mua máy có thêm tính năng ép dẻo. Hoặc ví dụ bạn có nhu cầu ép khổ A1 thì không thể mua máy ép khổ A4 được.

Chọn mua máy ép plastic theo năm sản xuất

Mỗi năm, các hãng sản xuất lớn thường cho ra đời một hoặc một vài mẫu máy ép plastic mới. Những chiếc máy thế hệ mới thường có nhiều tính năng hơn, chất lượng ép tốt hơn và tiết kiệm điện hơn. Người sử dụng nên cân nhắc yếu tố này trước khi chọn mua sản phẩm.

Chọn mua máy ép plastic theo thông số kỹ thuật

Các thông số kỹ thuật sẽ làm nổi bật lên được tính năng, ưu điểm và nhược điểm của từng loại máy. Do đó, để lựa chọn được một chiếc máy ép plastic phù hợp với bản thân, người dùng nên cân nhắc thật kỹ đến những thông số kỹ thuật sau: kích thước, trọng lượng, tốc độ ép, độ rộng ép tối đa, ép phim có độ dày, số lô ép, thời gian khởi động.

Máy ép Plastic

Chọn mua máy ép plastic theo chế độ bảo hành

Trong quá trình sử dụng rất khó tránh được những hư hỏng không mong muốn, khi đó việc đem máy đi bảo hành là rất cần thiết. Khi mua máy, nên chọn mua những hãng có cơ sở bảo hành gần nhà bạn, đồng thời có thời gian bảo hành từ 1 năm trở lên.

Chọn mua máy ép plastic theo hiệu năng của máy

Mỗi cá nhân có mục đích sử dụng máy ép plastic khác nhau,do đó có thể lựa chọn những loại máy khác nhau. Những yếu tố quyết định vấn đề này là: Cách vận hành có đơn giản không, ép một sản phẩm có tốn nhiều thời gian không và chi phí cho một sản phẩm ép là bao nhiêu.