Cuộc chiến giữa 2 hãng linh kiện hàng đầu thế giới mỗi ngày lại càng hấp dẫn hơn . Mặc dù chúng ta đều phải thừa nhận rằng sự phủ sóng của Intel là rất lớn, thế nhưng gần đây AMD đang dần vươn lên để trở thành hãng linh kiện đối đầu trực tiếp với ông trùm CPU như Intel với các mặt hàng Ryzen. Vậy hiệu năng của chúng thực tế ra sao mà người sử dụng lại thay đổi cách nghĩ hoàn toàn về AMD như thế? Chúng ta hãy thử cùng so sánh qua 2 dòng CPU high-mid của cả 2 thương hiệu này nhé. Intel i7-8700 vs AMD Ryzen 7 2700.


Mở hộp , so sánh đánh giá thiết kế.

Bao nhiêu năm nay, CPU của Intel vẫn luôn có một cách đóng hộp khá đơn giản và dường như trở thành thương hiệu rõ ràng của chính họ. Và với chiếc i7-8700 cũng vậy. Chip được đóng cẩn thận trong một chiếc khay nhựa đặt trong một chiếc hộp giấy, thiết kế dù đã cũ và quen thuộc nhưng không thể phủ nhận sự tinh tế trong hộp của CPU Intel.

Mặc dù khi nhìn vào màu của chiếc hộp của i7-8700, chiếc CPU này giống với linh kiện của một đội “tím” nào đó hơn là xanh thế nhưng phần nào với màu sắc như vậy chúng ta có thể thấy được sự sang trọng và đột phá hơn so với những mặt hàng thế hệ trước

[metaslider id=”17392″]

Nhưng với chiếc AMD Ryzen 7 2700 chúng ta có thể thấy rằng thiết kế hộp của AMD có vẻ khác nhiều về phần kích cỡ hộp. Ngoài ra phần khay nhựa đựng chip cũng được thiết kế lớn hơn và bao gồm cả một miếng sticker có Icon của thương hiệu AMD.

Sự khác bọt giữa kích cỡ hộp xuất phát từ 2 chiếc quạt tản Stock đi kèm của 2 chiếc CPU. Intel trăm năm vẫn sử dụng chiếc quạt tản nhiệt không những thiết kế quá lỗi thời mà thực sự hiệu năng của nó đem lại không hề cao như chúng ta mong muốn.

Trong khi đó với chiếc CPU R7, AMD lại cực kì thoáng tay và biết chiều lòng người dùng hơn khi trang bị cho người mua quạt tản Wrath Spire mĩ mãn hơn hẳn so với quạt Intel stock

[metaslider id=”17380″]

Thậm chí chiếc quạt này còn cực kì hợp lí với những game thủ có sở thích về outlook khi nó còn được trang bị đèn led RGB cực kì sang chảnh, mạnh mẽ. Nhìn chung khi mở hộp 2 chiếc CPU này, chúng ta có thể thấy chiếc Ryzen 2700 đã chiếm được lòng người mua ngay từ những bước đầu tiên.

Về thiết kế chiếc CPU chúng ta sẽ không có gì đáng nói lắm khi cả 2 đều in tên của thương hiệu lên trên những con chip xử lý của chính họ. chỉ hơi khác về cách truyền tải thông tin qua thiết kế khi mà AMD chỉ in lên các thông số liên quan tới khâu xuất khẩu thì Intel vẫn thế, đưa hầu hết tất cả các thông tin cơ bản của sản phẩm lên trên mặt của CPU .

So sánh về hiệu năng

Trước khi tìm hiểu và so sánh về hiệu năng của 2 mẫu CPU này chúng ta hãy thử xem qua về thông số cơ bản của cả 2 chiếc CPU này nhé

[table id=10 /]

Xét qua về thông số chúng ta có thể thấy mặc dù có tốc độ xung nhịp của các nhân vật lí cao hơn so với đối thủ, thế nhưng số lượng nhân và luồng của chiếc i7 8700 lại ít hơn so với Ryzen 5 . Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng nhu cầu của người dùng. Cụ thể hãy xem qua kết quả của một số bài test dưới đây nhé.

Cấu hình test :

VGA : 1080Ti

RAM : 16GB (dual chanel) 3400MHZ

Windows 10 Pro 64 bits

Productivity

Ở bài test CPU Cinebench R15 chúng ta có kết quả như sau

doi xanh thua doi do so sanh intel i7 8700 vs amd ryzen 2700 4

Có thể thấy rằng điểm đánh giá của Cinebench dành cho chiếc AMD Ryzen 2700 khá cao mặc dù điểm đơn nhân Benchmark lại có phần thấp hơn so với đối thủ là chiếc i7 8700. Quả nhiên thế mạnh đột phá của chiếc Ryzen 7 này đã được phát huy, mặc dù xung nhịp đơn nhân của chip khi được chạy full load chỉ lên tới 4.1 GHz, thế nhưng nhờ sở hữu lượng lõi vật lí cao hơn so với chiếc CPU của Intel, Ryzen 2700 vẫn có được số điểm đáng có khi đánh giá trên Cinebench R15.

Ở bài Test khả năng chạy thực tế ảo trên 2 chiếc CPU này cũng đã có được kết quả không bất ngờ khi Intel chiếm phần thắng khi test FPS trên ứng dụng VRMark

[metaslider id=”17405″]

Và cuối cùng chúng ta sẽ nhìn qua về kết quả trong bài 2 bài test 3DMarks bao gồm Test điểm Physic FireStrike và điểm CPU qua Time Spy

Tuy nhiên, ở bài test 3DMark FireStrike, điểm Physics của i7-8700 đã có phần khá phụ thuộc vào nhiệt độ khi chạy. Cụ thể khi chạy với tản nhiệt All in one, CPU của Intel đã có số điểm Physics vượt lên so với Ryzen 7 2700 và chính mình khi còn chạy tản nhiệt Stock

Vậy khi vận hành những ứng dụng thực tế, kết quả ra sao?

[metaslider id=”17415″]

Qua Benchmark các ứng dụng Content Creating của Adobe bao gồm: Photoshop, Indesign, Illustrator, After Effect, i7-8700 thể hiện vượt trội so với R7 2700 Stock khi dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn hơn. Nhưng tương tự cuộc đua giữa
Ryzen 5 2600 và Core i5-8400, đội Đỏ tiếp tục bứt phá thông qua Overclock. Tại Core Clock 4.2Ghz, hiệu năng Ryzen 2700 tiệm cận và “phả hơi nóng sau gáy” i7-8700K.

Gaming

Tiếp theo chúng ta sẽ xem qua một số bài test của 2 chiếc CPU này trên một số tựa game nặng nề hiện nay. Đầu tiên đương nhiên sẽ phải là PUBG

doi xanh thua doi do so sanh intel i7 8700 vs amd ryzen 2700 6

Ở bài test về Game thế mạnh về tốc độ xung nhịp ấn tượng và vượt trội đã giúp cho i7 8700 có được một kết quả khá tốt khi có mức FPS trung bình lên tới 144 FPS và mức khung hình tệ nhất khi chơi là 70 FPS. Thế nhưng AMD Ryzen 2700 cũng không hề yếu hơn quá nhiều khi mức FPS trung bình rơi vào khoảng 138 FPS và Drop mạnh nhất là 70 FPS.

Mặc dù thua thiệt về con số so với người đối thủ là chiếc i7 8700, thế nhưng rõ ràng con số đó là không quá đáng kể. Bởi với mức FPS trung bình như vậy, trải nghiệm trên màn hình có tần số quét 144hz vẫn là rất ấn tượng.

Với một tựa game offline khác như Assassin’s Creed: Origins chúng ta cũng có những kết quả khá tương đồng.

doi xanh thua doi do so sanh intel i7 8700 vs amd ryzen 2700 5

Intel i7 8700 lại tiếp tục cho thấy mình vẫn luôn là ông trùm trong gaming dù lượng FPS  trung bình vượt so với đối thủ là không quá nhiều.

Đương nhiên với những bài test Gaming gần như chắc chắn Intel sẽ luôn dành được phần thắng bởi lợi thế tối ưu phần cứng với các đơn vị phát triển Game sau hàng năm trời dẫn trước AMD.

Sở hữu tới 8 nhân vật lí với 16 luồng xử lí cùng với mức xung nhịp cao, AMD Ryzen 2700 sẽ thể hiện rõ sức mạnh của mình với những tác vụ như render đồ họa hay vừa chơi game vừa stream.

Kết luận

Sức mạnh đa nhân của Ryzen 7 vẫn thực sự thuyết phục và đầy ấn tượng. Điểm số Time Spy của R7 2700 vượt trội so với cả 2 phiên bản CPU Intel Core i7 8700 sử dụng 2 loại tản nhiệt khác nhau bao gồm stock và AIO.

doi xanh thua doi do so sanh intel i7 8700 vs amd ryzen 2700 3 1

Ngoài ra khi chơi game chúng ta cũng cần phải chú ý tới cả nhiệt độ của CPU khi trải nghiệm. Như đã nói ở trên, khi mua Ryzen 2700 chúng ta sẽ được trang bị một chiếc quạt tản nhiệt AMD Wraith Spire RGB . Thế nhưng về phía 8700 chúng ta chỉ được sở hữu một chiếc quạt stock cổ điển HSF bao năm vẫn như vậy của Intel.  Cụ thể thì khi cho cả 2 chiếc CPU này chạy marathon với nhau trong vòng 30 phút, với chiếc quạt tản nhiệt Stock của Intel, nhiệt độ của chiếc 8700 cho ra khá cao lên tới 70 độ C. Trong khi đó AMD Ryzen 2700 chỉ quanh quẩn ở mức nhiệt độ tầm 60 độ C. Rất thoải mái.

Hơn thế nữa, được sản xuất trên tiến trình 12nm Finfet cũng chính là thế mạnh của chiếc CPU này. Vượt lên những định kiến về nhiệt độ nói chung của các sản phẩm cùng thương hiệu, với công nghệ sản xuất này, CPU Ryzen 7 của chúng ta sẽ có một mức hiệu năng cao hơn , tiêu thụ điện năng ít hơn và nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ bị tối giản đi.

Ngược lại, giá thành của vi xử lý Intel ngày càng tăng như chiếc i7-8700 nay đã có tầm giá tham khảo “cắt cổ” trên dưới 10 triệu đồng. Trong khi đó AMD Ryzen 7 2700, với những chức năng tác vụ mang tính đa năng, mà không những thế còn rất mạnh mẽ trong mọi mặt lại chỉ cần chi trả một mức giá rẻ hơn tới gần 2 triệu đồng.

Thay đổi không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng, nhưng nếu điều đó đem lại kết quả tốt hơn, bạn có sẵn sàng?