Bên cạnh việc nâng cấp các linh kiện khác cho laptop như RAM hay ổ cứng cho laptop. Để nâng cấp hiệu năng, thì còn một lựa chọn khác cho người dùng chính là nâng cấp CPU laptop. Thế nhưng như bạn biết đấy, việc tháo gỡ một thiết bị điện tử để sửa chữa nâng cấp hoặc thay thế. Đều mang đến những rủi ro nhất định. Vậy có nên nâng cấp CPU laptop hay không ta nên cân nhắc kỹ trước khi cho chiếc laptop của mình thực hiện.

Vậy lúc nào thì nên nâng cấp CPU cho laptop?

có nên nâng cấp CPU laptop
có nên nâng cấp CPU laptop

Khi một chiếc laptop sử dụng một thời gian hay khi nhu cầu làm việc của bạn tăng lên. Chiếc máy bạn đang sở hữu không còn khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Đó là lúc bạn nghĩ đến việc thay mới hoặc nâng cấp nó lên. Và việc nâng cấp có vẻ như là dễ dàng và tiết kiệm hơn.

Bên cạnh việc nâng cấp RAM hay ổ cứng vẫn hay được nhắc đến. Nâng cấp CPU cũng là lựa chọn không tồi. Nâng cấp CPU nhìn chung khá an toàn và mang đến hiệu quả khả quan. Tuy nhiên cũng có điều hạn chế và những điểm cần suy xét.

Nâng cấp được thì được đến đâu và tốt lên như thế nào?

Có những model laptop chỉ khác nhau đôi chút về RAM, CPU, HHD,…. và bạn hoàn toàn có thể nâng cấp. Khi một chiếc máy được đưa ra thị trường thì hầu như nhà sản xuất đều có tính toán. Có tính toán cả khi bạn nâng cấp, thay thế hoặc lắp đặt thêm một vài thứ gì đó nó vẫn có thể tương thích tốt.

Không phải CPU - Ram - VGA mà ổ cứng SSD là yếu tố đầu tiên phải xem xét
Không phải CPU – Ram – VGA mà ổ cứng SSD là yếu tố đầu tiên phải xem xét

Tuy nhiên, một chiếc laptop 20 triệu và một chiếc 50 triệu không chỉ khác nhau ở CPU. Điều đó nghĩa là gì? Những thành phần khác trong máy đều khác nhau về chất lượng cũng như điều kiện sử dụng. Bạn có chiếc laptop core i3 và đem đi nâng cấp lên core i7 ở đây chỉ xét sơ như vậy chứ chưa nói đến những mặt khác. Có thể máy vẫn “sống” và dùng được. Nhưng nó sẽ như cái lò than và có lẽ không bao lâu thì ngỏm.

Do đó việc nâng cấp CPU còn cần sự phù hợp chẳng hạn như core i3 thì lên i5, i5 thì lên i7. Hạn chế đó khiến bạn cần đắng đo thêm một tí. Vì nâng cấp thì đúng rồi nhưng hiệu năng nó mang lại có thực sự vượt trội không. Và nó có hợp lý với giá thành không hề khiêm tốn chưa.

Dòng laptop nào thì nâng cấp dễ dàng hơn? dòng nào có khả năng bán phế liệu

Dạng thứ nhất là loại có CPU dạng socket. Loại mà có CPU cắm và mainboard, dễ dàng tháo lắp và nâng cấp thoải mái thậm chí là nhiều lần. Dạng thứ hai tạm gọi là CPU “chết”. CPU được hàn cố định vào mainboard thì lại là một câu chuyện khác.

tháo gỡ chiếc laptop của bạn luôn mang lại rủi ro nhất định
tháo gỡ chiếc laptop của bạn luôn mang lại rủi ro nhất định

Dạng thứ hai bạn vẫn có thể nâng cấp được. Nhưng mà phải gọi là may rủi. Tỷ lệ may vẫn cao hơn đôi chút khi nhiều nơi người ta nói rằng bạn chỉ có khoảng 20% rủi ro. Nhưng thực tế cho thấy là cao hơn như vậy. CPU được hàn cố định đồng nghĩa sẽ phải tác dụng nhiệt độ cao để tháo rời và lắp đặt CPU mới. Nhiệt độ cao tác động không hề tốt lên mainboard của bạn chút nào. Nhẹ thì vẫn dùng được nhưng chập chờn tắt mở. Nặng nữa thì thay cả main.

Các đời máy cao cấp càng sau này càng đa phần là hàn cố định CPU nên việc nâng cấp là khó. Lý thuyết thì được nhưng thực tế thì khả năng cao là “ra đi”.

Vậy có nên nâng cấp CPU laptop?

cân nhắc kĩ tránh việc hối hận
cân nhắc kĩ tránh việc hối hận

Câu trả lời dĩ nhiên nằm ở bạn quyết định. Nhưng chân thành mà nói thì không nên. Vì trên thực tế nâng cấp CPU có mang lại hiệu quả nhưng sẽ ít được như bạn trông đợi. Mặt khác rủi ro mà nó mang lại thì vượt tầm kiểm soát. Nhưng vẫn tùy ở bạn vẫn có trường hợp mang lại kết quả tốt và khá kinh tế. Phụ thuộc ở bạn và chiếc laptop của bạn.

Bạn cũng không cần quá lo lắng. Muốn nâng cấp CPU hay RAM hay linh kiện cho laptop ghé ngay qua Phong Vũ để tham khảo và được tư vấn. Ngoài ra nếu chẳng may ở một nơi nào đó bạn nâng cấp thất bại. Không sao cả phongvu.vn luôn cung cấp nhiều laptop mới và ưu đãi nhất cho bạn lựa chọn.