Trong mục “Tiêu điểm” sáng nay, tòa báo The Wall Street Journal đã đưa ra thông tin cáo buộc những nhà phát triển phần mềm hỗ trợ của có thể đọc email của hàng triệu người dùng Gmail.

Những thiết lập truy cập của Gmail đã cho phép những công ty dữ liệu và các nhà phát triển phần mềm truy cập vào hòm thư cá nhân của người dùng Gmail và thậm chí xem được thông tin cá nhân của khách hàng. Những thông tin nhạy cảm trên có thể bao gồm: địa chỉ hóa đơn, con dấu, thậm chí toàn bộ tin nhắn cá nhân. Mặc dù những ứng dụng trên đều yêu cầu sự cho phép của người dùng thì biên bản cho phép cũng không xác định rõ ràng rằng liệu người dùng sẽ cho phép người khác hay máy tính có thể truy cập thông tin của họ.

Trả lời với The Verge, Google khẳng định rằng họ chỉ chia sẻ dữ liệu cho các nhà phát triển phần mềm đã được kiểm tra kỹ lưỡng và đi kèm với thỏa thuận cho phép của người dùng. Quá trình “kiểm tra kỹ lưỡng” bao gồm việc kiểm tra danh tính và tính pháp nhân của công ty có khả năng đại diện chính xác với ứng dụng hay không, các chính sách về quyền riêng tư của họ có xác nhận rằng họ có khả năng kiểm soát thư cá nhân và những dữ liệu mà công ty đã yêu cầu sử dụng phải phù hợp với quá trình làm việc. Ví dụ như một ứng dụng dành cho thư điện tử nên được phép truy cập vào hệ thống Gmail. Một vài nhà phát triển đã áp dụng những truy cập này cho Gmail nhưng chưa hề được phân quyền mặc dù theo lời Gmail trả lời, con số những nhà phát triển đã thực hiện hành vi trên vẫn không rõ ràng.

Nhiều khả năng những nhà phát triển đã đọc email của người dùng Gmail thông qua các công cụ được Gmail cho phép.
Nhiều khả năng những nhà phát triển đã đọc email của người dùng Gmail thông qua các công cụ được Gmail cho phép.

Những nhân viên của Gmail cũng có thể được đọc email của khách hàng chỉ trong “các trường hợp đặc biệt mà khách hàng yêu cầu học hoặc trao quyền, hoặc để đảm bảo lý do an ninh ví dụ như điều tra về một sự cố hoặc việc lạm dụng phần mềm.”

Có rất nhiều phần mềm đã được cấp khả năng này, từ những ứng dụng nhỏ tới lớn. Theo các nhà dự báo, nếu trong thời gian tới Google không thể đưa ra giải trình cụ thể cho cáo buộc này, rất có khả năng hãng sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về thông tin khách hàng – giống như scandal về rò rỉ thông tin người dùng đối với trang mạng xã hội Facebook hồi tháng 3 vừa qua.

 Bê bối để lộ thông tin của hơn 80 triệu người dùng đã khiến ông chủ Facebook Mark Zuckerberg phải tham gia phiên đối chất tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Bê bối để lộ thông tin của hơn 80 triệu người dùng đã khiến ông chủ Facebook Mark Zuckerberg phải tham gia phiên đối chất tại Thượng viện Hoa Kỳ.