CPU là linh kiện cần được lưu tâm hàng đầu cho dù bạn đang nâng cấp hoặc bluild PC mới. Bơi lẽ, giữa một “biển” CPU thì hiệu năng của từng CPU sẽ tối ưu khi phục vụ chính xác nhu cầu xử dụng của mỗi người. Chọn lựa cho mình tốc độ boost và số nhân xử lý phù hợp đem lại khác biệt rất lớn với hiệu suất tổng thể, cung cấp một hệ thống phản ứng nhanh hơn, chơi trò chơi mượt mà hay các tác vụ chuyên sâu như render video trở nên “đáng đời” chiếc CPU hơn. Ngoài ra, chip bạn chọn cũng sẽ ăn khớp với các linh kiện còn lại đặc biệt là bo mạch chủ, vì mỗi CPU chỉ hoạt động với một dạng socket và bộ chipset cụ thể .
Kẻ yếu đuối AMD Ryzen những năm 2016 về trước, đến nay đã có những bước chuyển mình đáng công nhận để tham gia cuộc đua song mã về hiệu năng với Intel. Một số fan cực đoan của Intel sẽ phần nào phản đối mạnh mẽ, nhưng nếu cởi mở mà nói, Intel có rất nhiều lý do để lo lắng trước sự phát tiển của AMD
Nếu bạn chỉ cần một CPU cho phép bạn xem video, duyệt Web và thực hiện các tác vụ năng suất cơ bản như Microsorf Office, thì một con chip có hai hoặc bốn nhân như Intel Celeron hoặc AMD Athlon là thứ bạn cần. Nhưng nếu nhu cầu bạn nhiều hơn một chút, tốt hơn là nên bạo dạn xem xét đến dòng AMD Ryzen 3 , hoặc Intel Pentium hay Intel i3 để vẫn có thể chiến game e-sport ở phân khúc này.
Nếu bạn chủ yếu quan tâm đến hiệu năng chơi game, bạn cần ít nhất là CPU Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 tầm trung. Xem xét thêm cả card đồ họa cũng quan trọng ngang ngửa so với bộ xử lý để chơi game, với nhu cầu ở mức chơi game thì cũng không nhất thiết phải sở hữu chip Intel Core i7 hoặc Ryzen 7.
Nếu bạn muốn có nhiều nhân hoặc tốc độ hơn cho những tác vụ đòi hỏi đa nhân như chỉnh sửa video hay đơn thuần là chỉ muốn một dàn PC với phản hồi siêu nhanh thì bạn cần phải vung tiền vào các dòng CPU cao cấp như chip Intel Core i7, Core i9 hoặc Ryzen 7. Đây cũng là những con chip đưa bạn đến với công nghệ ép xung,
Nếu bạn đang lãng phí hàng giờ để xử lý hoạt hình 3D hoặc video 4K, hay bạn đang xử lý các cơ sở dữ liệu lớn và công trình toán học phức tạp, thì hãy trang bị ngay cho mình dòng chip “kéo pháo” CPU Intel Core X hoặc AMD Threadripper . Những con thú này cung cấp số lượng lớn các nhân vật lý (lên đến 18 khi viết bài này) để đa nhiệm nặng độ hoặc các tác vụ tính toán tốn thời gian. Người dùng doanh nghiệp có thể xem xét bộ xử lý Intel Xeon hoặc AMD EPYC (nhưng con chip không được nhiều người tiêu dùng biết tới).
Nếu bạn đang xem một bảng thông số kỹ thuật cho một CPU nhất định bạn sẽ thấy rất nhiều số. Đây là những gì cần chú ý.
Bộ xử lý khác nhau đòi hỏi các chân socket khác nhau.
Với các CPU Ryzen và Athlon thế hệ hiện tại (trừ Threadripper), AMD đã áp dụng một socket duy nhất AM4, và cam kết hỗ trợ cho socket đó cho đến năm 2020. Điều đó có nghĩa là, với các mainboard socket AM4 sẽ phục vụ CPU Ryzen thế hệ 1, 2, thậm chí 3.
Mặt khác, Intel có khả năng tương thích nghèo nàn giữa các đời chip và bo mạch chủ, ngay cả khi chân socket này thực sự giống nhau. Ví dụ, socket LGA 1151 và 1151 v2 của Intel khác nhau bởi một pin duy nhất nhưng socket 1551 v2 được thiết kế dành riêng cho chip Core thế hệ thứ 8 còn socket LGA 1150 được sản xuất cho bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 6 và thứ 7 trước đó. Bởi vì ( Intel cho hay) các chip mới hơn (có nhiều luồng hơn) có nhu cầu hệ thống con cung cấp năng lượng khác nhau.
Sự phức tạp này vừa gây khó chịu cho lộ trình nâng cấp trong tương lai vừa có nghĩa là bạn phải mua một bo mạch chủ mới hơn, đắt tiền hơn cho chip thế hệ hiện tại. Chung quy lại để chọn CPU phù hợp mainboard thì đặc điểm chân socket là điều cần quan tâm đầu tiên
Intel Phổ thông | AMD Phổ thông | Intel High-End | AMD High-End | |
---|---|---|---|---|
CPU Socket hiện hành | LGA 1151 | AM4 | LGA 2066 | TR4 |
Main Tương thích | Z370 Z370 Q370 H370 B360 H310 |
X470 X370 B350 A320 X300 A300 |
X299 | X399 |
Khi chọn mua CPU, trước tiên hãy tự hỏi bạn sẽ làm gì với nó, sau đó bạn xem có thể dự trù bao nhiêu cho nó sau khi đã tính toán cần chi bao nhiêu cho các thành phần khác như SSD , GPU , PSU, Case và RAM . Mặc dù bộ xử lý rất quan trọng, nhưng không vì lý do đó mà dồn hết tiền cho CPU. Mặc dù việc tham khảo các thông số kỹ thuật như tốc độ xung nhịp và số nhân là rất hữu ích nhưng thước đo tốt nhất về hiệu suất của bộ xử lý nên đến từ các đánh giá khách quan từ người có chuyên môn. Nhấn “trò chuyện ngay” để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ chính xác nhất.