eGPU là gì?

Trong thời gian gần đây, nhiều diễn đàn mạng đã “dậy sóng” với sự xuất hiện của một món linh kiện đặc biệt – eGPU. Đúng như cái tên của mình, eGPU cung cấp một giải pháp sức mạnh đồ họa cho những người sử dụng laptop.

 

eGPU là từ viết tắt của thiết bị hỗ trợ gắn card đồ họa rời (External Graphics Processing Unit), vốn được lên ý tưởng trong nhiều năm trên Internet và thậm chí còn lâu hơn trong các phòng nghiên cứu sản phẩm của các công ty sản xuất. Những phiên bản đầu tiên của thiết bị này không có nhiều công nghệ cao cấp mà chỉ là bộ phận gắn card đồ họa rời thông qua một dây cáp nối với máy tính. Từ đây, card đồ họa rời sẽ đóng vai trò như một card đồ họa gắn bên trong máy để đảm nhiệm các tác vụ yêu cầu đồ họa cao.

Thị trường laptop gaming trong những năm trở lại đây, thị trường laptop gaming đã trở nên sôi động với cuộc chạy đua công nghệ từ những nhãn hàng lớn như ASUS, Acer, MSI… Những cấu hình chơi game từ trung cấp đến cao cấp thường có giá từ 20 triệu đồng trở lên được trang bị khá đầy đủ các linh kiện để đảm bảo một cấu hình chơi game chuyên dụng. Các thiết kế càng trở nên mỏng và nhỏ hơn, nhưng vẫn được tích hợp sức mạnh phần cứng. Chỉ có những dòng cao cấp có giá thành cao mới đủ khả năng “cân” những tựa game lớn hiện nay, còn lại ở các mức cấu hình tầm trung, người dùng sẽ luôn phải trải nghiệm cảm giác giật và giảm khung hình khi chơi game.

eGPU sẽ là giải pháp tốt nhất để cung cấp khả năng xử lý đồ họa cao cấp cho những trường hợp trên khi người dùng chơi game ở nhà. Tuy nhiên, khi cần phải mang laptop ra phố, eGPU sẽ không thật sự mang lại sự thuận tiện nhất cho người dùng. Giải pháp eGPU được thiết kế ra nhằm khắc phục những hạn chế của máy tính xách tay về không gian, nhiệt độ, thời lượng pin… Những con chip GPU trong máy tính xách tay thông thường bị cắt giảm hiệu năng do bộ phận tản nhiệt của laptop làm việc kém hiệu quả, ngoài ra còn để duy trì thời lượng pin laptop được lâu hơn. Do đó GPU của laptop thường yếu hơn khá nhiều so với GPU của máy tính để bàn. Với việc sử dụng card đồ họa của máy tính để bàn, giải pháp eGPU hứa hẹn mang đến hiệu năng đồ họa tốt hơn cho máy tính xách tay. Những cải tiến về công nghệ hiện nay đang ngày càng khiến cho ý tưởng này trở nên khả thi hơn. Các game thủ, kỹ sư thiết kế… đã có thể nghĩ đến giải pháp tăng cường sức mạnh đồ họa cho máy tính xách tay thay vì buộc phải chuyển đổi sang sử dụng máy tính để bàn như hiện nay.

Hình ảnh một hệ thống eGPU
Hình ảnh một hệ thống eGPU

Mô tả hệ thống eGPU

eGPU có thể kết nối với laptop thông qua những cổng giao tiếp như sau:

  • Cổng mPCIe (cổng cắm card wifi trên laptop): đây là một trong những giao thức kết nối phổ biến nhất giữa eGPU với laptop hiện đang được sử dụng. Tuy nhiên nó cũng là cách kết nối bất tiện nhất vì giải pháp này yêu cầu phải tháo vỏ laptop, tháo bỏ card wifi rồi cắm cable kết nối eGPU qua đó. Ngoài sự bất tiện đó ra thì giải pháp này còn gặp trở ngại với các dòng máy tính có white list (cổng wifi chỉ nhận card chính hãng) như Dell Latitude, HP Elitebook hay là Lenovo Thinkpad…
  • Cổng Express Card 34 và 54: đây là một trong những giao thức kết nối thuận tiện nhất vì eGPU có thể cắm trực tiếp với laptop thông qua cổng EC34 hoặc EC54 trên laptop mà không cần phải tháo máy. Cổng EC 34 và EC 54 thường có trên các dòng máy tính business và máy trạm.
  • Cổng M.2 (NGFF): cũng giống như cổng mPCIe, để kết nối eGPU với laptop qua cổng NGFF thì cần phải tháo máy. Cổng kết nối này thường có trên những chiếc laptop CPU Core i thế hệ 4 trở lên và có băng thông lớn hơn so với cổng mPCIe.
  • Cổng Thunderbolt: eGPU kết nối với laptop thông qua cổng thunderbolt là tốt nhất do cổng này có băng thông lớn. Tuy nhiên giải pháp này hiện tại rất ít người sử dụng tại Việt Nam do giá thiết bị quá đắt và các dòng laptop có cổng thunderbolt vẫn chưa phổ biến cho lắm. Dù vậy thì đây vẫn sẽ là giải pháp của tương lai khi mà kết nối thunderbolt 3 dùng chung chuẩn giao tiếp với USB-C trở nên phổ biến hơn.
  • Không có eGPU kết nối qua cổng USB vì băng thông cổng này không đủ lớn để eGPU hoạt động.

Hãng MSI hiện vẫn đang nghiên cứu để sản xuất một bộ khung gắn card đồ họ dựa trên kết nối Thunderbolt 3 có thể phù hợp với bất kì card rời nào của dòng Ndivia Titan X. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đưa ra phiên bản nào của sản phẩm có thể hoạt động tốt, giúp laptop có thể chơi các game đồ họa cao mà không có hiện tượng giật hình. 

Cho đến khi kết nối Thunderbolt 3.0 được áp dụng rộng rãi trong tất cả các laptop và ngay cả trên các ultrabook giá rẻ, việc sở hữu và vận hành một eGPU thời điểm hiện tại là một lựa chọn không mấy hữu ích. Nếu là một người dùng thường xuyên mang laptop ra ngoài nhưng lại dành nhiều thời gian để chơi game tại nhà, bạn nên chọn việc nâng cấp các khe mPCle cùng những card đồ họa có thể gắn trực tiếp vào máy để có những trải nghiệm chơi game tốt nhất.

Phải đến khi các nhà sản xuất lớn hơn tham gia vào sản xuất và cung cấp các eGPU cạnh tranh hơn, eGPU của các hãng MSI hay Alienware mới có mức giá dễ thở hơn cho người dùng. Nếu bạn phải bỏ ra một mức giá quá cao để sở hữu combo laptop chơi game và eGPU, thì sở hữu một bộ máy tính để bàn chuyên chơi game vẫn là lựa chọn sáng giá hơn rất nhiều.

 

Hệ thống eGPU hai VGA Geforce GTX 1080
Hệ thống eGPU hai VGA Geforce GTX 1080

 

Trả lời