OverClock là một công nghệ vô cùng hấp dẫn giúp gia tăng hiệu năng CPU. Nhưng xung quanh nó lại có những khái niệm vô cùng khó hiểu như VCore, UnderVolt,..

UnderVolt và OverClock có liên quan tới nhau như nào?

Tiếp theo những gì đã đưa ở bài trước, Phong Vũ sẽ tiếp tục giới thiệu về một phần quan trọng liên quan tới Vcore và OverClock, đó là UnderVolt. UnderVolt là giảm điện áp cung cấp cho CPU khi nó hoạt động mà vẫn đảm bảo CPU có thể hoạt động một cách tối đa nhất.

UnderVolt and OverClock in MSI mainboard

UnderVolt sao cho hợp lý

Không chỉ OverClock mới cần thay đổi thông số của điện áp vào, vì những thông số VID của nhà sản xuất đề ra chưa chắc đã là tối ưu cho một vài hệ thống. Những mẫu CPU có công nghệ tự tăng xung khi cần chạy ở công suất cao hơn sẽ kèm theo chức năng tự tăng Vcore nhằm đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của CPU. Tuy nhiên, chức năng tự động này có thể cấp quá nhiều điện áp cho CPU, làm CPU nóng hơn mức cho phép, dẫn đến các linh kiện như bo mạch chủ hay chính chiếc CPU này bị quá nhiệt và giảm tuổi thọ.

Để có thể tránh được điều đó, ta cần xem xét những biểu hiện “khác thường” của hệ thống của mình, ví dụ khi đang sử dụng máy tính ở mức độ hoạt động bình thường, mà nhiệt độ cao quá mức cho phép, hoặc những mẫu CPU có chức năng tự tăng xung như Core i5 8400 có mức xung mặc định ở 2.8GHz, mức tăng xung tối đa ở 6 nhân là 3.6 GHz một khoảng cách tăng xung khá xa, điều này đòi hỏi một lượng điện áp vào cao. Tuy nhiên điện áp vào nên dừng lại ở mức 1.285-1.35 Volt. Nếu trong quá trình sử dụng bo mạch chủ tự cấp điện cao hơn mức thông thường lên tới 1.4 Volt thì dễ có thể làm cho CPU nóng với chiếc tản mặc định của Intel.

Bạn có thể tùy chỉnh mức điện vào cần thiết cho mẫu CPU của bạn cần bao nhiêu. UnderVolt chỉ cần thiết khi bạn không muốn nâng cấp tản nhiệt hoặc muốn giữ hệ thống của mình bền lâu theo thời gian mà thôi.