Tổng hợp toàn bộ các thuật ngữ liên quan tới bàn phím cơ 2024

Bàn phím cơ là sản phẩm được rất nhiều người yêu thích kể cả các anh em game thủ, dân văn phòng… Trong đó bàn phím cơ có rất nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Sau đây hãy cùng Phong Vũ đi tìm hiểu về toàn bộ thuật ngữ bàn phím cơ nhé!



1. Bàn phím cơ là gì?

Bàn phím cơ là loại bàn phím sử dụng các nút bấm dạng khối cứng (switch), điểm khác biệt so với những dòng phím thông thường đó là sử dụng nút bấm cao su. Điều đặc biệt của bàn phím cơ là có độ nảy cao, lực nhấn phím nhẹ nhàng và độ bền tốt.

2. Các thuật ngữ liên quan tới bàn phím cơ

2.1. Các thuật ngữ trong liên quan tới Switch

Giữa bàn phím cơ và bàn phím thông thường có điểm khác biệt lớn nhất nằm ở bộ phận phía dưới mỗi phím được gọi là “Switch”. Sau đây là một số thuật ngữ liên quan đến Switch:

Clicky: Đây là âm thanh click click phát ra từ switch mỗi khi ấn phím, khác biệt so với switch tacticle sẽ không có âm thanh click khi bấm.

Electrostatic capacitive switch: Có thể hiểu đơn giản là loại công tắc thay thế bán cơ học, có thể sử dụng vòm cao su hoặc nhựa trên một lò xo hình xoắn ốc nằm trực tiếp trên bảng mạch bàn phím.

LED: Hiểu đơn giản là các di-ot phát sáng. Hầu hết các switch hiện nay đều sở hữu LED tích hợp với nhiều tùy chọn, từ đó cho phép hiển thị đa dạng các màu sắc khác nhau kể cả RGB phức tạp.

Bộ phận phía dưới mỗi phím được gọi là "Switch".
Bộ phận phía dưới mỗi phím được gọi là “Switch”.

Linear: Đây là kiểu switch được thiết kế với chuyển động từ trên xuống cách mượt mà, không phát ra âm thanh hay phản hồi xúc giác nào trong quá trình hoạt động. Nhiều đối tượng game thủ thường lựa chọn linear switch, phù hợp đối với những trò chơi cần tốc độ phản ứng nhanh và yêu cầu không gian yên tĩnh.

Tacticle: Có thể nói đây là dạng kết hợp hoàn hảo giữa linear với âm thanh gõ không quá ồn và tốc độ phản hồi cực nhanh của Clicky. Thế nhưng điểm nổi bật mà tacticle mang lại là cảm giác gõ khá đầm và chắc tay.

Spring: Lò xo kim loại được gắn bên trong mỗi switch nhằm cung cấp lực cản, khi có phím ấn thì lò xo này nảy xuống miếng đồng tạo tín hiệu. Ưu điểm của Spring đó là cam giác gõ mạnh tay hơn bởi các lò xo làm từ kim loại cứng hơn và dày hơn.

2.2. Các thuật ngữ trong liên quan tới Keycap

Artisan keycap: Có thể hiểu là keycap tùy chỉnh và được chế tạo đặc biệt theo cách thủ công. Artisan thường có điểm nhấn về mặt thiết kế và có độ thẩm mỹ cao, bởi được tạo ra với các phôi tinh xảo và sơn phết theo chủ đề cụ thể.

Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrine): Thường được dùng cho hầu hết các keycap hiện nay bởi khả năng lên màu thuốc nhuộm chính xác. Không những thế ABS còn là loại nhựa chịu lực và biến dạng tốt với trọng lượng nhẹ nên rất thích hợp để làm keycap.

Công dụng chính của keycap là tạo ra trải nghiệm gõ phím tốt hơn
Công dụng chính của keycap là tạo ra trải nghiệm gõ phím tốt hơn

Novelty keycaps: Trên bàn phím sẽ có một hoặc một số keycap được thiết kế theo một chủ đề nhất định, thường liên quan đến các chủ đề như văn hóa, phim ảnh, nhân vật… Thường được dùng để thay thế, đề cao tính thẩm mỹ và cũng dễ tìm hơn artisan keycap.

OEM profile: Là keycap tiêu chuẩn cho đa số các bộ keycap và bàn phím cơ. Trong đó mỗi keycap là mỗi phím có mặt phẳng, đi kèm với đỉnh trụ nhẹ và nghiêng phù hợp với dáng ngón tay khi gõ. Các keycap OEM thường có chiều cao và góc nghiêng khác biệt giữa các hàng phím.

Nhựa PBT (Polybutylene Terephthalate): Là nhựa có khả năng chịu nhiệt tốt và có độ chống chịu hóa học cao. Thường các keycap làm từ nhựa này được xử lý hơi sần.

Nhựa POM (Polyoxymetylen):  Loại nhựa hiếm hơn với mật độ cao như PBT nhưng bề mặt láng mịn hơn cả ABS.

2.3. Các thuật ngữ trong liên quan tới hành trình phím

Pre-Travel: Hành trình di chuyển của stem từ 0 đến điểm kích hoạt.

Travel: hành trình di chuyển của khối trượt (slider/stem) bên trong switch.

2.4. Các thuật ngữ trong liên quan tới lực ấn

Operation force: Hiểu đơn giản là lực gõ, được đo lường bằng đơn vị cn (centinewton) hay gam. Chỉ số kỹ thuật của switch thường phân biệt giữa Initial Force (lực gõ ban đầu) và Bottom Out Force (lực gõ chạm đáy).

End force: Lực (gram) cần thiết để đạt đến điểm cuối quãng đường di chuyển của switch.

Bottom out: Hành động đè nhấn phím hết chiều sâu. Thông thường các phím phản ứng trước cả khi chạm đáy, nghĩa là phím nhạy và không cần quá nhiều lực, trong khi các bàn phím màng/vòm thì ngược lại.

2.5. Các thuật ngữ liên quan tới Keycap Legends và Printing

Backlit keycap: Loại keycap này cho phép ánh sáng từ đèn LED xuyên qua, từ đó làm nổi bật các ký tự in trên bề mặt (legend). Các backlit cap phủ sơn lên nhựa trong suốt sau đó cắt laser theo hình dạng của legends, hoặc dùng công nghệ in doubleshot với nhựa trong suốt để tạo ra.

Blank: Đây là loại keycap không có ký tự hay hình in nào. Lưu ý loại keycap này không nên dùng cho người mới học đánh máy hoặc những người cần nhìn vào ký tự khi gõ.

Front-printed: Là loại keycap có ký tự được in ở mặt trước, là phần hướng về phía người dùng, thay vì mặt trên. Nhờ đó không chỉ tạo ra một diện mạo semi-blank cho keycap mà còn giúp bảo vệ các legends không bị mài mòn.

Loại keycap này cho phép ánh sáng từ đèn LED xuyên qua
Loại keycap này cho phép ánh sáng từ đèn LED xuyên qua

2.6. Các thuật ngữ liên quan tới layout

Bố cục 40%: Đây là thiết kế siêu gọn nhẹ, biến bàn phím thành phiên bản cực kỳ mini. Cũng giống với bố cục 60% nhưng không có hàng số, có thể còn gọn hơn nữa. Bàn phím 40% thường không có sẵn nhiều, chủ yếu do những người đam mê tự lắp ráp.

Bố cục 60%: Đây cũng là một thiết kế gọn gàng khi loại bỏ hàng chức năng phía trên cùng bao gồm phím Esc, cụm numpad và cụm mũi tên. Để sử dụng được bố cục 60% thì phải có kỹ năng gõ phím đặc biệt để thực hiện các chức năng đã được tinh giản.

Bố cục 75%: Là phiên bản mở rộng của bàn phím 60% nhưng nhỏ hơn so với bố cục tenkeyless, đôi khi cũng bao gồm hàng phím chức năng, phím mũi tên và các phím điều hướng. Bố cục 75% khá đặc biệt khi không tuân theo một tiêu chuẩn cụ thể và thường do người dùng tự tạo ra.

ErgoDox: Là thiết kế bàn phím cơ với bố cục công thái học dạng tách biệt. Thiết kế này là mã nguồn mở và là lựa chọn phổ biến cho những bản bàn phím tự làm, các bộ phận khá dễ tìm trên thị trường.

Layout bàn phím có nhiều dạng để lựa chọn tuỳ thuộc vào nhiều nhu cầu khác nhau
Layout bàn phím có nhiều dạng để lựa chọn tuỳ thuộc vào nhiều nhu cầu khác nhau

2.7. Các thuật ngữ phần liên quan khác

Case: là phần nhựa hoặc kim loại bao quanh PCB, tấm và switch.

Feet: là các bộ phận bằng cao su hoặc nhựa ở mặt sau của bàn phím, giúp điều chỉnh chiều cao và độ nghiêng. Một số chân bàn phím có thể mở rộng, cho phép điều chỉnh góc đánh máy.

Insert: là các bộ phận nhỏ bằng nhựa với cuống và kẹp tích hợp gắn vào keycap, nối với bộ ổn định.

Keycap: là nắp nhựa gắn với phần stem của switch, có in ký tự đại diện cho chức năng của nó. Keycap có đa dạng về hình dạng, màu sắc và có thể thay đổi tùy theo sở thích của người dùng.

Bàn phím cơ rất đa dạng và người mới thường cảm thấy choáng ngợp
Bàn phím cơ rất đa dạng và người mới thường cảm thấy choáng ngợp

PCB: là bảng mạch in, nơi bộ phận đăng ký nhấn phím và gửi tín hiệu điện tử đến máy tính qua cáp.

Plate: là tấm kim loại hoặc nhựa đặt trên PCB để bảo vệ. Switch có thể được gắn trên PCB hoặc trực tiếp trên Plate tùy thuộc vào loại và thiết kế.

Stabilizer: là các thân hoặc thanh bổ sung cho các phím lớn như phím space và Enter, giúp ổn định chuyển động của chúng. Bộ ổn định có thể gắn trên Plate (kiểu Costar) hoặc dưới Plate (kiểu Cherry) để dễ dàng tháo lắp keycap.

2.8. Các thuật ngữ liên quan tới phụ kiện bàn phím cơ

Backlighting: Đèn LED được lắp đặt trên từng phím riêng lẻ. Đèn nền không chỉ dùng cho mục đích chức năng, mà còn để chiếu sáng các ký hiệu trên bàn phím và trang trí.

DIP switch: Là loại công tắc điện tử cho phép thay đổi cấu hình bàn phím mà không cần phần mềm hay chương trình bổ sung. DIP không phải là công tắc chính và thường được tìm thấy dưới bàn phím.

Ghosting: Hiện tượng một số phím không hoạt động khi nhấn nhiều phím cùng lúc.

N-key Rollover: Khả năng của bàn phím để xử lý nhiều phím được nhấn cùng một lúc và ghi nhận chính xác từng phím theo đúng thứ tự. Chức năng N-key Rollover càng cao thì sẽ cho phép người dùng đánh máy càng nhanh mà không bị lỗi.

Phụ kiện sử dụng cho bàn phím cơ là một thứ không thể thiếu
Phụ kiện sử dụng cho bàn phím cơ là một thứ không thể thiếu

Key tester: Là công cụ kiểm tra switch, một khung với các switch từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, được lắp đặt để kiểm tra và so sánh cảm giác khi gõ giữa các loại switch.

Keycap puller: Dụng cụ có hình dạng kẹp giúp tháo keycap ra một cách dễ dàng, giảm thiểu nguy cơ làm hỏng với thiết kế giúp kéo keycap ra một cách thẳng đứng.

O-ring: Vòng đệm giảm chấn, là một vòng nhỏ được đặt vào cơ cấu phím để giảm tiếng ồn và tinh chỉnh cảm giác khi nhấn. O-ring có thể được lắp vào bất kỳ stem kiểu Cherry nào.

RGB: Viết tắt của Red Green Blue, chỉ loại đèn LED có thể điều chỉnh thành nhiều màu sắc và độ sáng khác nhau, có thể được điều khiển trực tiếp từ bàn phím hoặc qua phần mềm đi kèm.

3. Gợi ý một số mẫu bàn phím cơ đáng mua tại Phong Vũ

3.1. Bàn phím cơ DARE-U EK87 v2 Red switch (Đen)

Bàn phím cơ DareU EK87V2 Black là một lựa chọn giá rẻ với thiết kế nhỏ gọn, tông màu đen sang trọng và các chi tiết được chế tác tỉ mỉ, tạo nên một tổng thể hấp dẫn và ấn tượng. Hứa hẹn sẽ là một trong những bàn phím cơ lý tưởng cho cả học tập và giải trí, với một mức giá rất phải chăng mà bạn đang tìm kiếm. Trong đó có các tính năng đặc biệt như: hệ thống đèn led viền RGB có thể điều chỉnh, thiết kế khung nhỏ gọn di động hơn, Switch được tinh chỉnh đặc biệt.

Bàn phím cơ DareU EK87V2 Black là một lựa chọn giá rẻ với thiết kế nhỏ gọn
Bàn phím cơ DareU EK87V2 Black là một lựa chọn giá rẻ với thiết kế nhỏ gọn

3.2. Bàn phím cơ Gaming DAREU EK75 White-black

Bàn phím cơ DareU EK75 White Black là một mẫu bàn phím cơ có thiết kế cực kỳ gọn nhẹ với layout 75% và 80 phím, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng ở bất cứ nơi đâu. Màu sắc cơ bản trắng đen được phối hợp một cách hài hòa, tiện lợi trong việc chọn lựa chuột máy tính và tai nghe gaming để tạo nên một không gian làm việc và giải trí thật sự ấn tượng. Có tới 7 loại chế độ đèn nền và 3 chế độ chiếu sáng trên dải đèn LED hai bên, cho phép người dùng tùy chỉnh hiệu ứng ánh sáng theo sở thích. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những mẫu bàn phím của DareU mang lại trải nghiệm đáng giá.

Bàn phím cơ DareU EK75 White Black là một mẫu bàn phím cơ có thiết kế cực kỳ gọn nhẹ với layout 75% và 80 phím
Bàn phím cơ DareU EK75 White Black là một mẫu bàn phím cơ có thiết kế cực kỳ gọn nhẹ với layout 75% và 80 phím

3.3. Bàn phím cơ Gaming Newmen GM328

Bàn phím cơ Gaming Newmen GM328 với switch đỏ có keycap ABS Double-shot cao cấp, profile OEM, và bề mặt kim loại chắc chắn, đảm bảo độ bền. Plate kim loại cung cấp âm thanh gõ rõ ràng, mang lại cảm giác nhấn phím tốt hơn, tạo trải nghiệm mới mẻ cho người chơi trong mỗi thao tác. Các phím được thiết kế chắc chắn, không bị mài mòn với lớp hoàn thiện bóng loáng. Ngoài ra, bàn phím còn có 20 hiệu ứng ánh sáng, tăng thêm sự thú vị cho không gian sử dụng của người dùng.

Bàn phím cơ Gaming Newmen GM328 với switch đỏ có keycap ABS Double-shot cao cấp
Bàn phím cơ Gaming Newmen GM328 với switch đỏ có keycap ABS Double-shot cao cấp

3.4. Bàn phím cơ Fuhlen Destroyer (Full size/Optical Switch/7 màu)

Với giá cả phải chăng, chiếc bàn phím cơ học mới của Fuhlen, trang bị những tính năng như Switch quang học, bề mặt kim loại cao cấp, LED RGB trang trí, và khả năng chống thấm nước, thực sự xứng đáng với danh hiệu “kẻ hủy diệt”. Đây là một sản phẩm đa năng, phù hợp cho cả việc chơi game và công việc văn phòng. Bên cạnh đó còn có hệ thống Led rainbow 7 màu cho khả năng tùy biến đa dạng và bàn kê tay dành cho những ai thích kê mỗi khi chơi game.

Bàn phím cơ Fuhlen Destroyer (Full size/Optical Switch/7 màu)
Bàn phím cơ Fuhlen Destroyer (Full size/Optical Switch/7 màu)

3.5. Bàn phím cơ Gaming DAREU EK1280s v2 Black Rainbow light _Blue switch

Bàn phím cơ Gaming DareU EK1280S V2 có bộ keycap doubleshot làm từ nhựa ABS, mang lại trải nghiệm gõ phím tốt hơn. Vỏ bàn phím được thiết kế chắc chắn và bền bỉ với dáng vẻ cổ điển. Nó được trang bị LED Rainbow 7 màu cố định, tức là không thể thay đổi màu sắc của LED. LED của DareU có độ bền cao, với tỉ lệ hỏng hóc gần như không có. Điểm nâng cấp nổi bật khác của DareU EK1280S V2 là hai dải LED ở hai bên, thêm vào đó là màu sắc đổi thay cực kỳ bắt mắt.

Bàn phím cơ Gaming DareU EK1280S V2 có bộ keycap doubleshot làm từ nhựa ABS, mang lại trải nghiệm gõ phím tốt hơn
Bàn phím cơ Gaming DareU EK1280S V2 có bộ keycap doubleshot làm từ nhựa ABS, mang lại trải nghiệm gõ phím tốt hơn

Trên đây là các tổng hợp toàn bộ các thuật ngữ liên quan tới bàn phím cơ 2024 mà Phong Vũ giới thiệu đến bạn. Nếu có nhu cầu cần tìm mua dòng bàn phím cơ nào thì có thể tham khảo qua website Phong Vũ với nhiều dòng sản phẩm đang được giảm giá cực hấp dẫn nhé!