DCI-P3 là gì? So sánh DCI-P3 với sRGB và Adobe RGB

Độ bao phủ màu DCI-P3 là gì? Nó có gì đặc biệt hơn các độ phủ màu khác không? Sau đây hãy cùng Phong Vũ Tech News đi tìm hiểu, so sánh với 2 độ phủ màu sRGB và Adobe RGB nhé!



Độ bao phủ màu là gì?

Đầu tiên để tìm hiểu về DCI-P3, bạn cần hiểu rõ về độ bao phủ màu là gì. Độ bao phủ màu, còn gọi là dải màu (color gamut) là thuật ngữ dùng để chỉ các vùng nằm trong phạm vi màu sắc mà mắt người có thể cảm nhận được trong giới hạn màu sắc dựa trên thực tế. Đồng thời thể hiện khả năng tái tạo màu của các thiết bị trong lĩnh vực nhiếp ảnh và đồ họa số như máy ảnh, màn hình, máy in,… cũng như trên thiết bị như laptop và máy tính.

độ bao phủ màu là gì

Độ bao phủ màu DCI-P3 là gì?

Kế tiếp là độ bảo phủ màu DCI-P3, còn được biết đến với tên gọi P3 hay Display P3, đây là viết tắt của Digital Cinema Initiatives – Protocol 3. Độ phủ màu DCI-P3 là tiêu chuẩn màu được phát triển và công bố vào năm 2010 bởi Digital Cinema Initiatives (DCI) cùng với Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (SMPTE). DCI-P3 đại diện cho một bước tiến trong việc chuẩn hóa màu sắc cho ngành điện ảnh, cung cấp một gam màu rộng hơn khoảng một phần tư so với những gam màu sRGB truyền thống.

DCI-P3 là gì

Ban đầu, độ phủ màu DCI-P3 chỉ được tạo ra nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp điện ảnh và các rạp chiếu phim. Thế nhưng ở hiện tại, nhờ vào tính tiện dụng và ưu điểm mà nó đem lại, DCI-P3 đã được áp dụng rộng rãi trên các dòng màn hình PC cao cấp, tivi, điện thoại hay máy tính bảng để hỗ trợ trải nghiệm HDR cho người dùng. Có thể nói trải nghiệm hình ảnh với công nghệ DCI-P3 là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất hiện nay.

độ phủ màu DCI-P3 là gì

Các dòng sản phẩm của những thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple, Sony, Samsung và Google đã sử dụng tiêu chuẩn DCI-P3 để cung cấp khả năng hiển thị màu sắc tốt hơn so với các thiết bị trước đây.

Tiêu chuẩn của dải màu DCI-P3

Đối với các không gian màu như sRGB, Adobe RGB, DCI-P3 hay bất kỳ dải màu nào khác cũng đều được định nghĩa bằng hình tam giác trên biểu đồ CIE XY 1931 của Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế (CIE) mà bạn có thể tham khảo dưới đây. Trên biểu đồ này, phạm vi màu chuẩn của DCI-P3 được biểu thị bằng đường viền màu xanh lục. DCI-P3 thường sử dụng đường cong gamma 2.6 và điểm trắng D63, có nhiệt độ màu tương đương với ánh sáng ban ngày nhưng hơi nghiêng về màu xanh.

Tiêu chuẩn của dải màu DCI-P3

Chi tiết hơn về độ phủ màu DCI-P3 thì nó thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (ví dụ như 60% DCI-P3, 80% DCI-P3,…). Nhìn chung thì DCI-P3 có gam màu rộng hơn sRGB khoảng 25% và hỗ trợ màu 10-bit, như vậy vừa góp phần mang lại nhiều màu sắc hơn, vừa tạo ra hình ảnh có độ bão hòa và rực rỡ hơn. Dựa trên những thông số này có thể thấy DCI-P3 rất hữu ích dành cho chất lượng hiển thị HDR, vậy nên đây cũng chính là gam màu thường được sử dụng trong HDR.

Tiêu chuẩn của dải màu DCI-P3 là gì

Những lợi ích của DCI-P3

Có thể thấy DCI-P3 là độ bao phủ màu có chất lượng tốt hiện nay, sau đây là một vài lợi ích của độ phủ màu này:

Màu sắc chân thực và sống động hơn

Color space (không gian màu) của DCI-P3 mang lại khả năng tái tạo màu sắc rộng lớn hơn hẳn so với sRGB truyền thống, với phạm vi mở rộng màu sắc thêm khoảng 25%.

Nhờ đó giúp cho các thiết bị tương thích với DCI-P3 có thể hiển thị màu sắc đa dạng và sống động hơn, đặc biệt là ở các gam màu đỏ và xanh lá cây, những màu thường bị hạn chế trong không gian màu sRGB. Do đó, màu sắc hiển thị trên màn hình sẽ trở nên trung thực hơn, phản ánh chính xác những gì con người quan sát được ngoài đời thực. Đồng thời việc hiển thị thêm các gam màu khác nhau sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng và hỗ trợ trong các nhu cầu sử dụng như công việc, giải trí…

lợi ích của DCI-P3

Trải nghiệm xem phim, chơi game hình ảnh tốt hơn

Như đã nói ở trên, với dải màu rộng lớn hơn, DCI-P3 cung cấp trải nghiệm hình ảnh cao cấp khi xem phim hay chơi game. Nội dung được hiển thị với DCI-P3 sẽ có độ tương phản và độ sâu của màu sắc được cải thiện, tạo nên hình ảnh rõ ràng, sống động và chi tiết hơn.

Đặc biệt khi người dùng xem phim hay chơi game có đồ họa chất lượng cao, DCI-P3 làm cho hình ảnh trở nên chân thực và sống động, mang lại trải nghiệm gần gũi với thực tế hơn cho người dùng.

Ứng dụng trong thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video

Bên cạnh đó, khả năng làm việc cũng được hỗ trợ rất tốt khi thiết kế đồ họa, dựng phim, quay video sẽ chân thực hơn, đa dạng các khung hình màu sắc khác nhau. Trong những lĩnh vực như thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video, và nhiếp ảnh, DCI-P3 đã trở nên không thể thiếu.

Sử dụng DCI-P3 giúp các nhà thiết kế và biên tập viên có thể tận dụng một phạm vi màu sắc rộng lớn hơn, tạo nên những sản phẩm với màu sắc chính xác và sinh động. Vì thế mà đây cũng là lý do cực kỳ quan trọng trong các dự án mà DCI-P3 có mặt, quyết định yếu tố then chốt của màu sắc, chẳng hạn như trong sản xuất phim, quảng cáo hay ngành in ấn.

So sánh DCI-P3 với sRGB và Adobe RGB

Để hiểu hơn về DCI-P3 có gì đặc biệt so với các độ phủ màu khác, bạn có thể tham khảo 2 so sánh với 2 độ phủ màu sRGB và Adobe RGB sau:

  • sRGB, viết tắt của Standard Red Green Blue, là một không gian màu được HP và Microsoft phát triển vào năm 1996 nhằm mục đích chuẩn hóa màu sắc hiển thị trên màn hình các thiết bị điện tử. Đây là không gian màu phổ biến nhất hiện nay, được hỗ trợ bởi đa số hệ điều hành, phần mềm, máy tính cá nhân và máy in. Đặc biệt, sRGB là không gian màu duy nhất được các trình duyệt web hỗ trợ.
  • Adobe RGB, độ bao phủ màu được Adobe Systems phát triển vào năm 1998, là không gian màu có khả năng tối ưu hóa hệ màu CMYK thường được dùng trong in ấn. Nó chiếm gần 50% của không gian màu CIE XYZ, giúp gam màu của Adobe RGB rộng hơn gam màu sRGB khoảng 30%. Adobe RGB mở rộng phạm vi màu chủ yếu về phía màu xanh lá, cho phép hiển thị màu sắc với độ bão hòa cao hơn.
so sánh DCI-P3 với sRGB và Adobe RGB

Nếu nói sRGB là chuẩn màu truyền thống, DCI-P3 được sử dụng rộng rãi trong điện ảnh, còn Adobe RGB là chuẩn màu trong ngành in ấn. Thì Adobe RGB vẫn được ưa chuộng trong giới chuyên nghiệp dù không phải chuẩn quốc tế bởi khả năng hiển thị một dải màu rộng lớn, làm tăng tính hấp dẫn cho các ứng dụng như Adobe Photoshop.

Còn đối với tính tương thích, chuẩn màu DCI-P3 phù hợp với mọi kiểu máy chiếu kỹ thuật số trong ngành điện ảnh. Đặc biệt, DCI-P3 cung cấp một gam màu rộng hơn sRGB khoảng 25%, mang lại nhiều màu sắc và hình ảnh sống động hơn. Nếu bạn muốn trải nghiệm HDR một cách hoàn hảo, DCI-P3 là lựa chọn lý tưởng. DCI-P3 cũng hỗ trợ màu 10-bit, so với 8-bit của sRGB, đây có thể coi như một ưu điểm nổi bật.

so sánh DCI-P3

Không gian màu của tương lai DCI-P3

Gam màu DCI-P3 đã cho thấy nó được ưu chuộng như thế nào từ khi được phát triển cho các thiết bị kỹ thuật số, nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với độ phủ màu Adobe RGB hay sRGB. Bởi ưu điểm của nó giúp các nhà thiết kế giờ đây có thêm không gian màu để thỏa sức sáng tạo.

Không gian màu của tương lai DCI-P3

Không thể phủ nhận sự phổ biến của gam màu sRGB, tuy nhiên, DCI-P3 cung cấp một dải màu sống động và chi tiết hơn. Nhưng với sự phát triển của công nghệ hình ảnh HDR đã làm tăng nhu cầu cho một không gian màu rộng hơn, từ gaming đến phát sóng trên các chương trình truyền hình. Nhờ đó cũng dẫn đến việc ngày càng có nhiều màn hình được hỗ trợ gam màu DCI-P3 hơn, mang lại những trải nghiệm màu sắc phong phú.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã đi tìm hiểu các thông tin và lợi ích của độ bao phủ màu DCI-P3, hi vọng bài viết này hữu ích cho bạn để có thể hiểu hơn và ứng dụng được trong nhu cầu đang tìm hiểu. Bạn cũng có thể tham khảo qua một số thông tin khác trên trang Phong Vũ Tech News nhé

Đăng kí nhận tin iPhone 16 Series