Cuối cùng điều gì sẽ đến cũng đã đến, tại sự kiện CES 2019, NVIDIA chính thức trình làng RTX 2060, được tuyên bố mạnh hơn GTX 1070 Ti.


Khi nói đến việc xây dựng một hệ thống PC hàng khủng, ngay vấn đề đầu tiên chúng ta không bao giờ nghĩ về vấn đề gì khác ngoài card đồ hoạ – một thành phần tối quan trọng. Nói chung, khi chúng ta dư dả về kinh tế thì sẽ không bao giờ ngần ngại ném một đống tiền vào hệ thống PC mới, và đó không phải vấn đề cần bàn ở đây. Cái mà đa số chúng ta quan tâm là: Bao nhiêu tiền và được bao nhiêu khung hình/giây? Liệu có xứng đáng không?

NVIDIA Geforce RTX 2060 xuất hiện trả lời cho vấn đề đó.

Khi chúng ta đã thừa biết cái giá của RTX 2070 và nhưng bản custom từ các hãng đều cho chúng ta một sự kinh ngạc đến choáng ngợp (đắt, siêu đắt!), thì việc chờ đợi một phiên bản rẻ hơn như RTX 2060 là “đứng ngồi không yên”. Đương nhiên là NVIDIA đã không làm chúng ta thất vọng khi thời điểm công bố những đứa con cưng khá đúng “quy trình”. Công nghệ Ray-Tracing ở thế hệ kiến trúc Turing này là nguyên nhân cho việc đội giá cao ngất ngưởng, cùng với thời điểm NVIDIA đang không bị kẻ quấy nhiễu AMD “quậy phá” như thời kỳ chuyển giao thế hệ GTX 9xx sang thế hệ GTX 10xx. Vậy nên cũng không có gì làm lạ khi sự mong đợi RTX 2060 của người dùng lại sôi sục đến thế.

Người viết không tự nhiên giật tít so sánh RTX 2060 với GTX 1070 Ti, bởi trên thực tế 1070 Ti là một giải pháp vô cùng kinh tế trong thời đại bão giá Turing tính ở hiệu năng trên giá thành. Rõ ràng 1080 thì quá đắt, 1070 thì đã hơi yếu, 1070 Ti cao giá hơn một chút nhưng đi liền với sức mạnh khá là “tiêu chuẩn” với nhu cầu đa số người dùng, kể cả việc phục vụ chuyển giao công nghệ như các game mới cùng đồ hoạ mới ra đời, các loại màn hình chuẩn Full HD 1080p cùng dần nhường chỗ cho Quad HD 1440p, v.v… Vậy nên sự quan tâm đầu tiên là “khi nào RTX 2060 ra đời” đã được giải đáp, sự quan tâm thứ hai vẫn luôn treo ở đó: Bao nhiêu tiền?

rtx 2060 chính thức ra mắt CES 2019 2

Đối với phiên bản NVIDIA RTX 2070 Founder Edition, hãng đã công bố giá đề nghị (MSRP Manufacturer’s Suggested Retail Price) là 500 USD, tuy nhiên trên thực tế giá lại đội lên khá nhiều và qua các bản custom của từng hãng ở thị trường Việt Nam, giá cuối đến tay người tiêu dùng phải làm chúng ta “ngã ngửa”. Vậy kịch bản tương tự liệu có xảy ra với RTX 2060 nữa hay không khi mà MSRP của phiên bản này chỉ có 350 USD? Cũng khó nói, vì hiện tại GTX 1070 Ti vẫn đang tồn tại trên thị trường (dù là số ít) với cái giá khá dễ thở so với hiệu năng, cho dù có yếu hơn RTX 2060 theo NVIDIA công bố nhưng không đáng kể mà lại cho cái giá nhẹ ví thì chắc chắn người dùng sẽ vẫn nghiêng về 1070 Ti. Chưa kể Ray-Tracing trên RTX 2070 hay thậm chí là RTX 2080 Ti đã khá ngốn khung hình (đến mức chỉ có thể đáp ứng tốt ở Full HD nếu bạn chơi game ở màn hình tần số quét 144Hz, đáp ứng Quad HD nếu bạn chơi ở màn hình tiêu chuẩn 60Hz) thì RTX 2060 có lẽ sẽ không khởi sắc gì nhiều với công nghệ này.

Đối với nhu cầu “phiêu lưu và hưởng thụ” hình ảnh và hiệu ứng hoành tráng thay vì hưởng thụ số khung hình cao để một phần chống độ trễ tín hiệu đầu vào (input lag) của các thiết bị ngoại vi, để “hardcore” trong những game cạnh tranh khốc liệt…thì rõ ràng thế hệ RTX đã làm rất tốt. Đã từng có tin đồn rằng 2060 hay 2050 là khá yếu để phục vụ cho hiệu ứng Ray-Tracing nên sẽ không còn tiền tố RTX nữa mà thay vào đó vẫn là GTX như trước. Nhưng trên thực tế chúng ta đang thấy một điều thú vị rằng RTX 2060 thực sự có tồn tại.

rtx 2060 chính thức ra mắt CES 2019 3

Tương lai của gaming mà NVIDIA mang lại đó chính là hiệu ứng dò “tia” theo thời gian thực được sử dụng để tăng cường ánh sáng và bóng tối, phản xạ và khúc xạ, những yếu tố đồ hoạ rất khó có thể dựng một cách hoàn hảo. Ray-Tracing đã tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau trong hơn 30 năm và được áp dụng thành công vào phim ảnh. Để dựng từng khung hình hoành tráng, các nhà làm phim đã phải sử dụng hàng chục hoặc hàng trăm PC, với mỗi khung hình mất vài phút hoặc thậm chí vài giờ để hoàn thành. Trải nghiệm Ray-Tracing ở thời gian thực thì sao? À, rõ ràng là sẽ rất tuyệt, tuyệt như lạc vào một thế giới gaming khác mà một thời gian dài chúng ta cũng không thể hình dung ra nổi nó sẽ tồn tại như thế nào.

rtx 2060 chính thức ra mắt CES 2019 4

Sự thay đổi lớn là giá thành bước đầu xuất phát ở mức 350 USD, vẫn là một tầm giá tương đối cao nhưng hiệu năng ít nhất sẽ ngang bằng với GTX 1070 Ti (đã dần tiến tới ngừng sản xuất). Các game Ray-Tracing  trong tương lai cũng như các game sử dụng DLSS (Deep Learning Super Sampling) sẽ chạy mượt hơn đáng kể trên RTX 2060.

Không phải Ray-Tracing, DLSS mới là công nghệ đáng được quan tâm nhất trên RTX.

Dù gì, khi bỏ tiền ra mua một thế hệ công nghệ mới, không ai là không so sánh với những gì trước đây (GTX 10). Đắt hay rẻ là tuỳ nhu cầu sử dụng của bạn: Nếu bạn hào hứng với Ray-Tracing, RTX 2060 sẽ là một sản phẩm khá hấp dẫn trong giá thành, còn nếu ngược lại, rõ ràng RTX “luôn đắt”. Không thể phủ nhận giá cho từng loại GPU Nvidia rõ ràng đã tăng lên: RTX 2060 thay thế phân khúc giá GTX 1070, RTX 2070 thay thế GTX 1080, và RTX 2080 thay thế cho GTX 1080 Ti. Trong khi đó, giá RTX 2080 Ti “chung mâm” Titan Xp trước đây và Titan RTX ném sự tỉnh táo của chúng ta ra khỏi cửa sổ với mức giá 2.499 USD (!!)

Còn khi so sánh cùng thế hệ, RTX 2060 cho chúng ta cảm giác chỉ yếu hơn RTX 2070 một chút, giống như từ GTX 1070 Ti xuống GTX 1070 vậy, chứ không phải hụt hẳn một quãng dài như GTX 1070 xuống GTX 1060. Không giống như các VGA Founder Edition khác, xung nhịp 1680MHz sẽ là xung nhịp ép xung tham chiếu cho tất cả các phiên bản card đồ hoạ RTX 2060, nhưng đương nhiên các loại card custom ép xung sẵn khác vẫn sẽ tồn tại. Thật ra con số đó chỉ nhìn “cho vui”, khi test trong game xung nhịp sẽ còn chạm tới ngưỡng 1800MHz hay 1850MHz lận. Rõ ràng thực sự là quá tuyệt vời đối với một mức xung nhịp “gốc”, nhưng đi liền với đó là việc ép xung sẽ khá hạn chế: Tăng 130MHz vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi lên tới 150MHz sẽ khiến một số game bị “sập” ngay lập tức.

Còn tiếp…