Nếu như bạn là người mới bắt đầu bước vào con đường xây dựng cấu hình máy tính (build pc) thì hi vọng những kiến thức mà Phong Vũ giới thiệu cho bạn sau đây sẽ phần nào giúp bạn trong quá trình xây dựng cấu hình máy tính cho riêng mình.

Hãy tưởng tượng việc build pc giống như xếp hình vậy. Để pc được hoàn hảo thì tất cả linh kiện, mảnh ghép phải đặt đúng vào vị trí của nó thứ tự các linh kiện cần có trật tự nhất định và tương xứng với nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những điều cần lưu tâm khi xây dựng cấu hình pc.

Giá cả, mục đích

  • Bạn có thể chọn bất kỳ bộ phận nào chúng ta muốn và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của bạn. Nên tận dụng tối đa ngân sách giới hạn (hoặc không giới hạn) của bạn để có thể dễ dàng nâng cấp máy tính của mình trong tương lai.
  • Nếu bạn chỉ cần chơi game với những yêu cầu đồ hoạ “thường thường” không cần cao siêu như Dota 2, LoL, Hearthstone hay Overwatch thì một chiếc máy tính với tầm giá từ 10-15 triệu là đủ nhưng nếu bạn muốn chơi Ultra settings thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
  • Thêm nữa, việc cân bằng ngân sách khi chọn và mua các linh kiện cũng là một vấn đề quan trọng cần phải để ý. Bạn không thể bỏ quá nhiều tiền vào VGA nhưng quên mất rằng còn đó những mainboard hay bộ nguồn được.
007 000 1
Xây dựng cấu hình pc phù hợp với nhu cầu và giá cả

 Giới thiệu về các bộ phận máy tính

  • CPUCPU: Với CPU, sẽ có vài thông tin quan trọng luôn luôn phải để ý đến, và cũng một trong những thước đo đánh giá xem máy tính của bạn chạy có mạnh và hiệu quả hay không:về Core, xung nhịp, Cache(bộ nhớ đệm) tùy vào số nhân, xung nhịp và bộ nhớ đệm sẽ quyết định độ xử lý của CPU.
  • mainboardMainboard: Sau khi chọn được chip ta tiếp tục chọn đến mainboard. Có rất nhiều bài viết hướng dẫn chọn linh kiện đầu tiên là mainboard vì bo mạch chủ như là một nền móng của một ngôi nhà và có móng thì mới xây lên được. Điều này là đúng nhưng cá nhân mình thấy nếu chọn được chip trước thì khi chọn mainboard sẽ dễ để chọn cổng cắm (socket) cho chip hơn, tiện việc nâng cấp máy sau này. Mainboard gồm: Chipset, Socker, RAM.
  • PSUPSU: PSU hay Power Supply hay bộ nguồn là trái tim của máy tính. Bộ nguồn vô cùng quan trọng vì công suất hoạt động của nó thừa thì sẽ gây ra tình trạng tốn điện còn thiếu thì lại gây ra tình trạng sập nguồn, đôi khi là cả hư hỏng linh kiện và chắc chắn là trái tim mà không bơm máu đầy đủ cho cơ thể thì sẽ không ổn đâu.

ram

  • RAM: Thường thì khi build PC chơi game chúng ta có thể lựa chọn giữa 8GB và 16GB. Thực ra vì RAM cũng dễ nâng cấp thôi nên lúc đầu cứ cắm 1 thanh 8 GB là được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét xem DDR của Ram và hỗ trợ trên mainboard có tương thích với nhau không (ví dụ phải cùng là DDR4 và tần số hoạt động của RAM nhỏ hơn hoặc bằng tần số hỗ trợ trên main). Hiện nay DDR4 là tốt nhất và mới nhất, thậm chí còn rẻ hơn cả DDR3 nữa nên mình rất rất khuyên dùng loại này.
  • vgaVGA: Card đồ họa thực chất là thứ có nhiều điều đáng nói nhất nhưng với những ai chơi game hay bắt đầu tập tành build PC thì chắc chắn là đã tìm hiểu nhiều về vấn đề này rồi. Hiện nay, 2 card đồ họa mới nhất của GTX là 1080 và 1070 với sức mạnh thuộc hàng “quái vật” đều đã được ra mắt, còn đối thủ của Nvidia là AMD thì sở hữu cho mình card RX480. Lưu ý thêm là khi chọn card đồ họa thì cũng vẫn cần để ý qua xem main có khe cắm tương thích không đấy nhé (việc gì cũng phải xem qua main có “đồng ý” không đã).
  • khacCác linh kiện khác: Để hoàn thành bộ case còn thiếu sót thì mình xin điểm mặt gọi tên một vài thành phần cộm cán không thể thiếu mặt nhưng cũng không cần đi quá sâu vào tìm hiểu các chỉ số chuyên môn tại đây:Cooler (tản nhiệt), Case (Vỏ máy),Ổ lưu trữ (HDD/SSD)

fb avatar

Hãy xây dựng cấu hình PC tốt nhất cho bạn Phong Vũ nhé.

Trên đây là bài giới thiệu về những kiến thức cơ bản và tóm gọn lại để những ai chưa biết nhiều về phần cứng và các lưu ý khi build case có thể dễ dàng nắm bắt. Vì là bài tóm lược nên không thể tránh khỏi những đoạn viết tắt, vì vậy nếu bạn đọc có gì không hiểu muốn làm rõ thì đừng ngại để lại comment dưới đây nhé.