Kể từ khi quay trở lại cuộc đua công nghệ vô cùng mạnh mẽ với Ryzen, AMD liên tục bám đuổi theo “gã nhà giàu”  thung lũng Silicon – Intel. Kể cả với công nghệ Intel Optane ra mắt vào hồi giữa năm 2017 vừa qua, Advanced Micro Devices cũng đáp trả nhanh chóng với giải pháp lưu trữ AMD StoreMI. Vậy Intel Optane hay AMD StoreMI, đội Xanh hay đội Đỏ là người có nước đi tuyệt vời hơn trong thời gian rồi?


Công bố vào quý 1 năm 2017, Intel công bố dòng sản phẩm Intel Optane Memory được thiết kế dựa trên kiến trúc 3D XPoint trong sự hợp tác với Micron thách thức V-NAND của Samsung, tạo nên cuộc đua hoàn toàn mới về công nghệ lưu trữ, đặc biệt với khả năng tăng tốc HDD khi sử dụng Intel Optane 16GB hoặc 32GB làm bộ nhớ cache phụ.

Không ngồi yên sau khi trở lại mạnh mẽ trước khả năng chỉ đạo tuyệt vời của CEO Lisa Su với AMD Radeon, Ryzen và Threadripper, AMD công bố AMD StoreMI với cùng mục đích nâng cấp khả năng hoạt động của HDD.

Lựa chọn Intel Optane hay AMD StoreMI? Hãy cùng phân tích đặc điểm của 2 công nghệ trên và tìm ra giải pháp tốt nhất.

Nền tảng công nghệ

V-NAND (3D NAND) là công nghệ lưu trữ mà Samsung đã thành công hiện thực hóa đem lại tốc độ Read/Write tuyệt vời trên các sản phẩm SSD NVMe.

Đương nhiên để có thể cạnh tranh với V-NAND của Samsung, Intel và Micron (hay còn được biết tới với thương hiệu Crucial Memory) phải tạo ra được một công nghệ có hiệu năng ấn tượng không kém. 3D XPoint ra đời với tuyên bố tương đối mạnh bạo tới từ ban lãnh đạo của “đội Xanh” khi cho rằng công nghệ này có hiệu năng gấp 1000 lần công nghệ NAND hiện vẫn đang được sử dụng trên SSD SATA.

Intel Optane 3D Xpoint

Khác với cách tiếp cận của Intel, AMD chọn phần mềm làm hướng đi để tăng tốc công nghệ lưu trữ. AMD đã công bố chính thức tại CES 2018 về sự hợp tác với FuzeDrive – một nền tảng ứng dụng cho phép người dùng PC dung hợp SSD hiệu năng cao với HDD có dung lượng lớn thành một ổ lưu trữ logic đồng nhất có ưu điểm của cả 2 loại. AMD StoreMI là sản phẩm ra đời từ sự hợp tác song phương trên, sử dụng MI/ Machine Intelligence để nâng cấp khả năng xử lý dữ liệu của ổ lưu trữ.

Intel Optane hay AMD StoreMI: Cache hay Tier Storage.

Mặc dù đều là những ngôi sao mới trên bầu trời công nghệ không ngừng vươn xa, Intel Optane hay AMD StoreMI đều dựa trên cách thức hoạt động “cổ điển” để nâng cấp ổ HDD ì ạch.

RAM hiện nay là linh kiện tốc độ truy cập và đọc dữ liệu nhanh nhất trong số những thành phần cấu tạo nên một dàn PC hoàn chỉnh. Do đó thông tin thường được trích xuất từ thiết bị lưu trữ chuyển sang RAM và sau đó được xử lý tại CPU. Tuy nhiên ngay cả RAM cũng không thể nào bắt kịp được với tốc độ của vi xử lý, do vậy cache đóng một vai trò chung chuyển vô cùng quan trọng khi lưu trữ dữ liệu và chỉ dẫn từ vi xử lý để sử dụng về sau.

Duy chỉ có một điều, cache có dung lượng cực nhỏ và toàn bộ thông tin được lưu trữ sẽ bị xóa một khi tắt nguồn, giống như RAM.

Intel Optane (IO) đã sử dụng cách vận hành này và biến 2 phiên bản 16GB và 32GB thành cache cho Intel Core Kaby Lake hoặc Coffee Lake. Bản chất là non-volatile memory (bộ nhớ bất biến) cho phép IO lưu lại những dữ liệu quen thuộc, cộng thêm dung lượng lớn hơn rất rất nhiều lần cache tích hợp và tốc độ đọc vượt qua SSD SATA, biến sản phẩm này là một lựa chọn tương đối ổn khi bạn đọc muốn thoát khỏi tình cảnh “rùa bò” của HDD.

Khi chưa áp dụng tính năng cache của IO, thanh module này đóng vai trò như một ổ lưu trữ SSD NVMe M.2 riêng biệt có dung lượng chỉ 16GB/32GB tầm thường. Một khi được “ghép cặp” với HDD, Intel Optane sẽ chỉ dùng để cache mà không thể lưu trữ thêm dữ liệu mới nào. Tức 16GB Optane + 1TB HDD sau khi kích hoạt chỉ còn lại 1TB dung lượng tổng mà thôi.cach thuc hoat dong cua cache

Trong khi đó, AMD StoreMI lại dựa vào công nghệ lưu trữ dữ liệu tương đối phổ biến đối với những tập đoàn, doanh nghiệp có tên gọi: Tier Storage.

Cách thức vận hành ban đầu của StoreMI cũng không khác mấy so với Intel Optane khi người dùng nâng cấp HDD bằng cách dung hợp linh kiện này với một SSD tốc độ cao. Thành quả đạt được là một ổ lưu trữ logic có dung lượng bằng tổng của cả 2 thiết bị nói trên. Giờ đây dữ liệu sẽ được chia thành các block, phân tán toàn bộ trong không gian của ổ cứng logic.

Intel Optane hay AMD StoreMI đều yêu cầu phải được sử dụng nhiều lần để có thể thấy được hiệu quả nâng cấp HDD rõ rệt. Nhưng thay vì “cache” thông tin thường xuyên được sử dụng, StoreMI chuyển các block dữ liệu từ Low Tier/HDD sang High Tier/SDD – nơi có thông số Read/Write lớn hơn nhiều lần. Giờ đây, các ứng dụng được ưu tiên sẽ luôn luôn được khởi chạy mượt mà và trơn tru.

AMD StoreMI hoat dong nhu the nao

Thêm vào đó, AMD StoreMI còn “mượn” một phần của RAM (2GB) để tăng tốc cho khả năng ghi và đọc dữ liệu từ hệ thống.

Các cấu hình AMD StoreMI tham khảo:

  1. HDD + DRAM
  2. HDD + SATA SSD
  3. HDD + SATA SSD + DRAM
  4. HDD + NVMe SSD
  5. HDD + NVMe SSD + DRAM
  6. SATA SSD + DRAM
  7. SATA SSD + NVMe SSD + DRAM
  8. NVMe SSD + DRAM

Khả năng tương thích và giá thành

Intel Optane như chúng ta đã biết yêu cầu cấu hình phải đi kèm với CPU Kaby Lake hoặc Coffee Lake cùng với những Mainboard cụ thể. Bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết “Hướng dẫn cài đặt Intel Optane chi tiết“. Giá thành của công nghệ Intel Optane phụ thuộc vào combo MOBO + CPU + Optane mà chúng ta lựa chọn.

AMD StoreMI ra mắt chậm hơn so với IO, do vậy hỗ trợ còn tương đối hạn hẹp và chỉ giới hạn ở dòng CPU Ryzen 2nd-Gen. Khi sở hữu Mainboard AMD series 400 hoặc X399 cho Threadripper, người dùng có thể tải về miễn phí hoàn toàn phần mềm StoreMI. Tuy nhiên phiên bản miễn phí này giới hạn dung lượng của SSD tới tối đa 256GB. Khi vượt quá, dung lượng không được dùng sẽ hình thành nên một ổ lưu trữ ảo.

AMD StoreMI FuzeDrive

Thêm vào đó, fan hâm mộ của AMD “lỡ” hoàn thành dàn PC mà không có sự có mặt của các Mainboard nói trên phải trả thêm một khoản phí để có thể tải về FuzeDrive for AMD.

Một điều thú vị đó là người dùng có thể sử dụng Intel Optane là SSD đúng nghĩa kể “kết hợp” với HDD thông qua AMD StoreMI. Ngược lại, Fuzedrive cũng hỗ trợ CPU thế hệ 6, 7 và 8 nếu người dùng Intel muốn trải nghiệm những gì mà “đội Đỏ” đang sở hữu.

Hiệu năng thực tế

Theo như chúng ta đã biết, Intel Optane thực chất là SSD có tốc độ Read tương đối cao và với những sản phẩm có dung lượng thấp 16-32GB, chúng được sử dụng với vai trò là cache, nhằm tăng hiệu năng tải chạy ứng dụng của hệ thống/ nâng cấp HDD. Vậy nếu “dung hợp” Intel Optane với HDD thông qua AMD StoreMI, thành quả đạt được ra sao?

[metaslider id=”13300″]
Nguồn: Linus Tech Tips

Phía trên là biểu đồ so sánh thời gian khởi chạy các tựa game nổi tiếng Deus Ex , Witcher 3, Skyrim. Có thể thấy được rằng Intel Optane 32GB được sử dụng nhanh chóng học hỏi và biến việc khởi động những chương trình trên tương đối ổn thỏa từ lần khởi động thứ 2 trở đi. Trong khi đó Optane + StoreMI thậm chí còn khởi chạy tệ hơn cả bình thường sau khi setup lần đầu tiên và chỉ ổn thỏa sau lần thứ 4 vận hành. Tuy nhiên khả năng hoạt động vẫn còn thua kém công nghệ Optane “chuẩn” đôi chút.

[metaslider id=”13314″]
Nguồn: Linus Tech Tips

Chỉ khi thay thế bằng Samsung 960 Pro, StoreMI mới khởi sắc, vượt qua Optane ở một số đề mục sau lần khởi chạy thứ 2 trở đi. Lý do bởi, thuật toán lưu trữ của AMD StoreMI tiêu tốn dung lượng nhiều hơn đáng kể so với 32GB mà SSD Optane có thể cung cấp.

Hiện nay với 2 phiên bản Intel Optane 16GB và 32GB, bạn đọc có thể đạt được tốc độ Read trên hệ thống lần lượt ~900MB/S và ~1400MB/S. Một trong những ưu điểm vượt trội của Optane và công nghệ 3D XPoint so với NAND và V-NAND đó là khả năng R/W 4K vượt trội

intel optane 32gb benchmark
Hiệu năng hoạt động của Intel Optane 32GB (Nguồn: Legit Review)

Trong khi đó, hiệu năng được cải thiện khi sử dụng AMD StoreMI lại phụ thuộc vào tốc độ của SSD. Tier Storage HDD với SDD càng cao cấp, khả năng ghi/ đọc dữ liệu của hệ thống càng cao.

amd storemi hdd và samsung 860 evo
Hiệu năng đạt được khi dùng AMD StoreMI cho HDD + Samsung 860 EVO

Tổng kết

[table id=3 /]

Intel Optane hay AMD StoreMI, mỗi giải pháp đều sở hữu thế mạnh cho riêng mình. Mặt khác, cả hai đều chưa hẳn là sự cải thiện hoàn hảo nhất nếu so sánh với việc sử dụng HDD và SDD riêng biệt.

Miễn là bạn không phiền lòng tự mình chuyển file bằng tay từ HDD sang SDD thì không chỉ cải thiện hiệu năng mà còn giúp biết chính xác vị trí dữ liệu quan trọng ở đâu. Thêm vào đó, backups cũng sẽ dễ dàng hơn và một ổ cứng chẳng may có gặp vấn đề cũng không hề ảnh hưởng tới ổ còn lại.