Ngày 31/10, Bộ Công nghiệp Indonesia thông báo cấm bán điện thoại thông minh Google Pixel 9, do không đáp ứng các quy định yêu cầu sử dụng linh kiện nội địa. Đây là sản phẩm thuộc tập đoàn Alphabet của Mỹ, và quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Indonesia cấm bán iPhone 16 của Apple cũng vì lý do tương tự. Hãy cùng Phong Vũ Tech News tìm hiểm chi tiết qua bài viết sau!
- Chính phủ Indonesia “Cấm Cửa” iPhone 16: Lỗi tại ai?
- Hướng dẫn cách kiểm tra iPhone 16 chính hãng cực đơn giản
- Đánh giá iPhone 16 chi tiết: Đáng để nâng cấp hay không?
Quy định mới của Indonesia yêu cầu linh kiện nội địa
Theo quy định tại Indonesia, các dòng điện thoại bán ra trên lãnh thổ nước này phải có ít nhất 40% linh kiện được sản xuất tại địa phương. Các công ty công nghệ có thể đáp ứng yêu cầu này thông qua hợp tác với nhà cung cấp nội địa hoặc tìm nguồn linh kiện trong nước.
Ông Febri Hendri Antoni Arief, người phát ngôn của Bộ Công nghiệp, cho biết quy định này nhằm đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư tại Indonesia. Ông nhấn mạnh rằng các sản phẩm của Google hiện không đáp ứng kế hoạch nội địa hóa mà Bộ Công nghiệp đề ra, vì vậy không thể được bán tại Indonesia.
Ông Febri cũng giải thích người tiêu dùng vẫn có thể mua Google Pixel từ nước ngoài, với điều kiện nộp đủ thuế. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia sẽ xem xét hủy kích hoạt các thiết bị được nhập khẩu bất hợp pháp.
Cuộc đua thị trường smartphone tại Indonesia
Lệnh cấm với Pixel 9 được đưa ra sau khi Indonesia áp dụng tương tự với iPhone 16. Dù vậy, cả Google và Apple đều không nằm trong top đầu các nhà sản xuất điện thoại thông minh tại Indonesia. Thống kê quý I/2024 cho thấy OPPO (Trung Quốc) và Samsung (Hàn Quốc) đang dẫn đầu thị trường. Hiện Google cũng chưa chính thức phân phối dòng Pixel tại Indonesia.
Tóm lại, lệnh cấm của Indonesia với Google và Apple cho thấy quốc gia này đang ngày càng siết chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghệ, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp và tăng cường ngành công nghiệp sản xuất trong nước.