Bad sector chính là bệnh nguy hại nhất của ổ cứng laptop, Bad sector càng nhiều sẽ báo hiệu rằng ổ cứng laptop đó đã gần hết tuổi thọ. Có rất nhiều phần mềm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của laptop mà Phong Vũ xin được giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết sau.

Bad Sector là gì?

Cũng như tóc bạc trên đầu, khi check bằng phần mềm, mỗi một phân vùng bị khoanh dấu đỏ cũng như một sợi tóc bạc đã chết và sẽ không thể phục hồi lại được nữa. Nếu trong ổ cứng có quá nhiều phân vùng Bad Sector thì khả năng người dùng bị xáo trộn, mất hoặc hỏng dữ liệu là rất cao.

Cấu trúc vật lý của ổ cứng thông thường gồm ba thành phần chính là:

Platter (đĩa hình tròn): Nơi lưu trữ firmware – phần điều khiển cấp thấp của HDD và dữ liệu.
Bộ đọc/ghi (Actuator): Bộ phận truyền tải thông tin.
Bản mạch điều khiển điện tử (PrintedCircuitBoard = PCB): Chứa đựng các cổng giao tiếp và phần điều khiển cấp cao của ổ cứng.

o-cung-laptop-thumb.jpg

Tại sao ổ cứng bị bad sector?

  1. Một hole (hố) được tạo ra do lỗi trong quá trình phủ lớp từ tính lên bề mặt platter.
  2. Sự liên kết yếu kém giữa lớp từ tính và lớp nền platter tại một vị trí tạo ra 1 hole.
  3. Một hole được tạo ra trên bề mặt nền tảng của platter gây ra bởi thời gian.
  4. Lỗi gây ra bởi chuyển động cơ học của Actuator hoặc do người dùng gây va đập dẫn đến head bị va vào bề mặt platter.
  5. Chất bôi trơn bên trong motor, do nhiệt độ cao của môi trường đã bốc hơi thoát ra ngoài, gặp nhiệt độ thấp hơn nên đông cứng thành hạt vật chất, va đập và phá hoại bề mặt platter.
  6. Nhiệt độ cao của môi trường sử dụng computer gây nên sự thoái hoá công năng của bề mặt từ tính.
  7. Lỗi về điện và/hoặc reset xảy ra trong tiến trình đọc/ghi data.

Các dấu hiệu nhận biết bad sector:

  1. Ổ cứng có dấu hiệu báo lỗi truy xuất dữ liệu, không thể khởi động được hoặc máy tính tự động reset và tự động shutdown.
  2. Máy tính bị treo trong khi đèn tín hiệu ổ cứng vẫn sáng…
  3. Không thể truy cập vào được một thư mục hay một phân vùng ổ cứng trên máy.
  4. Bị treo trong môi trường DOS hoặc không ghost lại máy tính được.
  5. Báo lỗi Bad Track 0- Disk Unsable khi bạn Format ổ cứng.
  6. Không Fdisk được, khi bạn thực hiện Fdisk thì xuất hiện thông báo lỗi “No fixed disk present” (đĩa cứng hiện tại không thể phân chia), hoặc có thể là bị treo trong quá trình Fdisk.
  7. Báo lỗi Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail.. khi bạn chạy một ứng dụng nào đó trên Windows.
  8. Ổ cứng nóng gian và hoạt động không hiệu quả hoặc có tiếng động lạ.
  9. Đang cài đặt Windows thì hệ thống bị treo mà không xuất hiện một thông báo lỗi nào.

Cách phòng ngừa ổ cứng laptop bị Bad Sector

Chú ý không để nhiệt độ laptop quá cao, nếu như bạn đang sử dụng Laptop thì nên để những nơi thoáng mát và tốt nhất nên sắm một chiếc quạt tản nhiệt.

Nguồn điện cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến ổ cứng của bạn bị lỗi. Ví dụ như nguồn điện chập chờn, không ổn định. Hoặc nguy hiểm hơn là mất điện đột ngột, chính vì thế nếu như bạn đang dùng Laptop thì đừng bao giờ tháo pin ra khỏi máy khi đang sử dụng.

Các phần mềm kiểm tra bad sector hữu dụng nhất

1. HDDScan:

HDDScan là một bộ công cụ rất hữu hiệu trong việc kiểm tra sức khỏe toàn diện cho ổ cứng laptop. Kiểm tra bad sector là một chức năng trong đó và nó được thể hiện ở biểu đồ rất trực quan bên dưới.

o-cung-laptop-1-1.jpg

2. Windows HDD Check Disk tích hợp sẵn trong Windows:

Đây là phần mềm được tích hợp sẵn trong Windows. Bạn có thể tìm được nó trong mục Properties sau khi click chuột phải vào ổ cứng trong My Computer. Tìm tới mục “Tools” và nhấn vào chữ “check” trong mục Error Checking.

o-cung-laptop-2-1.jpg

3. Data Lifeguard Diagnostic (của Western Digital):

Nếu laptop của bạn đang gắn thêm ổ cứng HDD hay SSD của Western Digital thì hãng này cũng tung ra một phần mềm kiểm tra bad sector cho laptop rất hữu hiệu với bốn chế độ quét khác nhau và hoàn toàn miễn phí.

o-cung-laptop-3-1.jpg