Thời gian gần đây, khi mà những thông tin liên quan đến môi trường sống của chúng ta, đang cho thấy những dấu hiệu không mấy khả quan và tích cực. Hiện tại, đang có quá nhiều tác nhân khác nhau, có thể tác động và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Trong số đó, vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay, đó chính là sức khỏe của hệ hô hấp của chúng ta. Bên trong bầu không khí mà chúng ta đang hít thở hàng ngày, hàng giờ chứa đựng rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, ví dụ như khói, bụi, khí độc, ẩm mốc. Mà bạn biết rồi đấy, chúng hoàn toàn không tốt.

Khi chúng ta đi ra đường thì các loại khẩu trang là một giải pháp tốt, nhưng còn không khí bên trong nhà thì sao, liệu chúng có thật sự sạch sẽ? Có một sự thật rằng, bụi sẽ xuất hiện và ở lại mọi nơi trong nhà của chúng ta, đó cũng là lý do mà chúng ta phải dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày. 

Vậy thì làm sao, để có thể cải thiện được chất lượng không khí trong ngôi nhà chúng ta? Việc lắp đặt máy lọc không khí sẽ được nhiều người nghĩ đến. Nhưng một hệ thống lọc không khí với giá rơi vào khoảng từ 4 đến 10 triệu đồng, cho đến vài ngàn đô, không phải là một khoản tiền nhỏ đối với nhiều người.

Vậy tại sao chúng ta không tự mình làm một chiếc máy lọc không khí giống như Thomas Talhelm – nhà sáng lập của Smart Air đã từng làm, chỉ với 30$ tương ứng với 1 triệu đồng cho một chiếc máy lọc. Ai trong chúng ta đều có thể tự mình làm được với cách thức mà Thomas đã chia sẻ dưới đây.

Hướng dẫn cách tự chế máy lọc không khí đơn giản ngay tại nhà
Tự chế máy lọc không khí liệu có khó?

1. Lựa chọn một tấm lọc HEPA

Theo Thomas, mọi máy lọc không khí đều sử dụng tấm lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air – lọc khí hiệu xuất cao).

Tấm lọc HEPA có thể lọc đến 99%, có kích thước nhỏ đến 0.3 mm và kích thước to hơn (hoặc nhỏ hơn nữa). Tấm lọc này được phát minh vào những năm 1940, vì không ai đăng ký bản quyền nên ai cũng có thể sản xuất. Giá thành của nó cũng tương đối rẻ là vì nó là vì nó được làm từ sợi tổng hợp, như chất liệu của những chiếc cặp sách và áo phông.

Hướng dẫn cách tự chế máy lọc không khí đơn giản ngay tại nhà
Tấm lọc HEPA là một trong những thiết bị cơ bản để làm nên máy lọc không khí

2. Bắt đầu làm máy lọc không khí tại gia với tấm lọc HEPA

Chúng ta sẽ bắt đầu với việc chế tạo một chiếc máy lọc không khí bằng quạt hộp. Bạn cần tuân theo trình tự những bước sau”

2.1 Lựa chọn loại quạt

Kích thước quạt thường là hộp vuông 51cm × 51cm, hoặc có thể nhỏ hơn nhưng không nên có sự chênh lệch quá lớn. Tốt nhất là có kích thước tương tự với bộ lọc thông thường. Đặc biệt nếu như bạn không sử dụng quạt hộp. Mà thay vào đó là sử dụng quạt tròn thì quạt phải có gờ. Mục đích là để bạn có thể dễ dàng gắn bộ lọc, tuy không đẹp lắm nhưng vẫn có hiệu quả.

2.2 Cách thực hiện

Tiếp theo bạn mua một bộ lọc phù hợp với quạt. Tốt nhất là bạn nên sử dụng bộ lọc HEPA 20 kích thước 51cm × 51cm. Bộ lọc này sẽ  có tác dụng lọc được bụi li ti nhỏ nhất trong không khí. Rất dễ dàng để bạn có thể mua được bộ lọc này. Các cửa hàng hay là những trang web bán hàng trực tuyến đều có đầy đủ sản phẩm dành cho bạn.

Cố định bộ lọc lên quạt máy bằng băng keo, bạn có thể đặt bộ lọc trước hoặc sau quạt. Trên bộ lọc có mũi tên để chỉ luồng gió đi qua nó, nếu bạn đặt sau quạt mũi tên sẽ hướng vào cánh quạt, còn khi bạn đặt phía trước mũi tên sẽ hướng ra ngoài. 

2.3 Cách sử dụng 

Bước cuối cùng bạn đặt quạt ở trong phòng kín. Sau đó cắm điện, để quạt bắt đầu hoạt động lọc sạch không khí. Bộ lọc này sẽ hoạt động hiệu quả trong những không gian nhỏ như phòng ngủ. Khi bắt đầu thấy bộ lọc bắt đầu đen bạn nên thay thế, thường là sau khoảng 90 ngày.

3. Vệ sinh tấm lọc HEPA

Tấm lọc HEPA có thể được tái sử dụng, bạn chỉ cần lưu ý những điều sau đây khi vệ sinh cho tấm lọc HEPA

  • Không dùng nước quá nóng để làm sạch tấm lọc HEPA.
  • Không sử dụng các chất tẩy mạnh vì có thể làm giảm tuổi thọ của tấm lọc
  • Tránh dùng các vật cứng và sắc để làm sạch các vết bám cứng đầu vì có thể làm rách tấm lọc.
  • Tấm lọc HEPA sẽ nhanh bẩn khi bạn lắp trên quạt hộp. Chính vì thế bạn nên vệ sinh màng lọc HEPA thường xuyên khoảng 1 tháng một lần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng vòi phun một cách nhẹ nhàng hoặc khăn mềm. Bạn không cần phải tác động lực mạnh vào tấm lọc bởi nó có thể làm xô dịch kết cấu đan sẵn của màng lọc và gây việc lọc không khí kém hiệu quả. Người dùng nền cần để tấm lọc khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào quạt để đảm bảo an toàn và tránh màng lọc bị ẩm gây hư hỏng linh kiện hoặc mau chóng bị bám bụi.
Hướng dẫn cách tự chế máy lọc không khí đơn giản ngay tại nhà
Cần vệ sinh và thay thế tấm lọc HEPA thường xuyên

Trên đây là những thông tin, cũng như là các bước cơ bản để bạn có thể dễ dàng làm được một chiếc máy lọc không khí nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà. Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu thử nghiệm ngay.