Hàm MATCH trong Excel – Hướng dẫn cách sử dụng và ví dụ dễ hiểu nhất

Trong Excel, hàm MATCH đóng vai trò quan trọng giúp người dùng tìm kiếm vị trí của một giá trị trong một dải ô. Nếu bạn từng cảm thấy khó khăn khi cần xác định vị trí của một mục cụ thể trong bảng dữ liệu, thì hàm MATCH chính là giải pháp hữu hiệu cho bạn. Với tính năng linh hoạt và dễ sử dụng, hàm này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao hiệu quả làm việc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách sử dụng hàm MATCH, kèm theo những ví dụ dễ hiểu nhất để bạn có thể áp dụng ngay vào công việc của mình. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu về một trong những công cụ mạnh mẽ trong Excel này với Phong Vũ Tech News nhé!

Hàm MATCH trong Excel được dùng để làm gì?

Hàm MATCH trong Excel là một công cụ vô cùng hữu ích, được sử dụng để tìm kiếm và xác định vị trí của một giá trị cụ thể trong một phạm vi ô. Nói cách khác, hàm này sẽ trả về vị trí tương đối của giá trị đó trong danh sách dữ liệu của bạn.

Hàm MATCH tìm một mục được chỉ định trong phạm vi của ô, sau đó trả về vị trí tương đối của mục đó trong phạm vi này
Hàm MATCH tìm một mục được chỉ định trong phạm vi của ô, sau đó trả về vị trí tương đối của mục đó trong phạm vi này

Ví dụ: Giả sử bạn có một danh sách tên sản phẩm ở cột A và muốn tìm vị trí của sản phẩm “Điện thoại”. Hàm MATCH sẽ giúp bạn xác định chính xác ô chứa từ “Điện thoại” đó nằm ở hàng thứ mấy.

Cú pháp của hàm MATCH trong Excel

Cú pháp của hàm MATCH:=MATCH(lookup_value,lookup_array,[MATCH_type])

Trong đó: 

  • lookup_value: Giá trị bạn muốn tìm kiếm.
  • lookup_array: Phạm vi ô mà bạn muốn tìm kiếm giá trị.
  • MATCH_type: Loại tìm kiếm (tùy chọn): (0 cho tìm chính xác, 1 cho tìm giá trị nhỏ nhất gần nhất và -1 cho tìm giá trị lớn nhất gần nhất).

Ví dụ: =MATCH(“John”, A1:A10, 0)

Công thức trên sẽ tìm kiếm giá trị “John” trong phạm vi từ A1đến A10 và trả về vị trí chính xác của nó.

MATCH:=MATCH(lookup_value,lookup_array,[MATCH_type])
MATCH:=MATCH(lookup_value,lookup_array,[MATCH_type])

Các loại hàm MATCH thường gặp trong Excel

Hàm MATCH có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu tìm kiếm của bạn. Dưới đây là ba loại khớp phổ biến mà bạn có thể áp dụng trong Excel:

Khớp đúng

Hàm MATCH với tùy chọn match_type0 sẽ tìm kiếm giá trị chính xác trong dải ô. Đây là cách tìm kiếm phổ biến nhất khi bạn muốn tìm một giá trị cụ thể và chỉ quan tâm đến vị trí chính xác của nó.

Khớp đúng có tùy chọn match_type là 0
Khớp đúng có tùy chọn match_type là 0

Khớp gần đúng

Khi bạn sử dụng match_type1, hàm MATCH sẽ tìm giá trị lớn nhất mà nhỏ hơn hoặc bằng lookup_value (giá trị tìm kiếm). Điều này hữu ích trong trường hợp bạn làm việc với dữ liệu được sắp xếp, chẳng hạn như bảng điểm hoặc danh sách giá.

Khớp gần đúng sử dụng match_type là 1
Khớp gần đúng sử dụng match_type là 1

Khớp với ký tự đại diện

Hàm MATCH cũng hỗ trợ việc tìm kiếm bằng ký tự đại diện như * (đại diện cho nhiều ký tự) hoặc ? (đại diện cho một ký tự). Điều này cho phép bạn tìm kiếm linh hoạt hơn trong các tình huống khi không biết chính xác giá trị cần tìm hoặc tìm các giá trị tương tự nhau. Loại hàm này được thực hiện khi match_type được đặt thành 0.

6

Khớp với ký tự đại diện khi match_type được đặt thành 0
Khớp với ký tự đại diện khi match_type được đặt thành 0

Cách áp dụng hàm MATCH trong Excel

MATCH là một công cụ vô cùng hữu ích trong Excel, giúp chúng ta tìm kiếm nhanh chóng vị trí của một giá trị trong một dãy dữ liệu. Để tăng tính linh hoạt, hàm cho phép sử dụng các ký tự đại diện, mở rộng khả năng tìm kiếm của bạn.

  • Dấu hỏi chấm (?): Đại diện cho bất kỳ một ký tự nào.

Ví dụ: ?ar sẽ tìm thấy các từ như “car”, “bar”, “far”.

  • Dấu sao (*): Đại diện cho bất kỳ chuỗi ký tự nào (bao gồm cả chuỗi rỗng).

Ví dụ: Car* sẽ tìm thấy tất cả các từ bắt đầu bằng “Car” như “Car”, “Carol”, “Caravan”.

Ví dụ: Giả sử chúng ta có một danh sách tên trong cột A và muốn tìm vị trí của tên bắt đầu bằng “Car”. 

Công thức: =MATCH(A3&”*”,A2:A6,0)

  • A3: Ô chứa giá trị “Car”.
  • “*”: Ký tự đại diện cho phần còn lại của chuỗi.
  • A2:A6: Phạm vi dữ liệu cần tìm kiếm.
  • 0: Tìm kiếm chính xác.
Ví dụ áp dụng hàm MATCH trong Excel
Ví dụ áp dụng hàm MATCH trong Excel

Công thức này sẽ trả về kết quả là 2, tức là tên “Carol” nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách.

Nếu sử dụng hàm với ký tự đại diện (?) sẽ cho ra kết quả là 1 – vị trí tương đối của tên “Peter”: =MATCH(“pe?er”,A2:A6,0)

Ví dụ áp dụng hàm MATCH trong Excel
Ví dụ áp dụng hàm MATCH trong Excel

Cách kết hợp hàm INDEX và MATCH dò nhiều điều kiện

Trong Excel:

Hàm INDEX: Trả về giá trị tại một vị trí cụ thể trong một mảng.

  • Công thức: =INDEX(array;row_num;column_num)

Trong đó:

  • array: vùng ô hoặc một hàng số mảng nào đó;
  • row_num: chọn hàng trong mảng từ đó trả về một giá trị;
  • column: chọn cột trong mảng từ đó trả về một giá trị.

Kết hợp hai hàm INDEX và MATCH cho phép bạn tạo các công thức phức tạp để tìm kiếm dữ liệu dựa trên nhiều tiêu chí (điều kiện).

Ví dụ: Tính đơn giá sản phẩm và hãng sản xuất

Bước 1: Để tìm chính xác hàng chứa sản phẩm Đĩa CD trong khoảng B15:B18 của bảng 2, ta sử dụng hàm MATCH với công thức:

 =MATCH(B8$B$15:$B$18,0). Kết quả trả về là 2, chỉ rõ hàng thứ 2 trong bảng là nơi chứa thông tin cần tìm.

=MATCH(B8$B$15:$B$18,0)
=MATCH(B8$B$15:$B$18,0)

Bước 2: Tiếp tục, áp dụng hàm MATCH với công thức:
=MATCH(C4,$B$15:$E$15,0), ta nhanh chóng tìm được vị trí của hãng sản xuất Samsung nằm ở cột thứ 2 trong khoảng B15:E15 của bảng 2.

=MATCH(C4,$B$15:$E$15,0)
=MATCH(C4,$B$15:$E$15,0)

Bước 3: Tiếp đến, để tìm chính xác giá trị tương ứng với sản phẩm Đại CD và hãng sản xuất Samsung trong bảng 2, ta sử dụng hàm INDEX kết hợp với hai hàm MATCH đã tính ở trên. Công thức đầy đủ là:

=INDEX($B$15:$E$18,MATCH(B8,$B$15:$B$18,0),MATCH(C4,$B$15:$E$15,0))

Kết quả trả về giá trị tương ứng với hàng 16 (hàng Đĩa CD) và cột 2 (Samsung) trong bảng 2 là 30.

Tính đơn giá sản phẩm và hãng sản xuất bằng cách kết hợp hàm INDEX và MATCH
Tính đơn giá sản phẩm và hãng sản xuất bằng cách kết hợp hàm INDEX và MATCH

Tóm lại, mọi người nên ết hợp hàm INDEX và MATCH trong Excel khi:

  • Thay vì bị giới hạn bởi cấu trúc cố định của hàm VLOOKUP hay HLOOKUP, cặp hàm này cho phép bạn tự do tìm kiếm thông tin theo nhiều tiêu chí khác nhau, cả theo chiều ngang và chiều dọc. 
  • Cụ thể, hàm MATCH sẽ giúp xác định chính xác vị trí của dữ liệu bạn cần tìm trong bảng, dựa trên các điều kiện mà bạn đặt ra. Sau đó, hàm INDEX sẽ sử dụng thông tin vị trí này để trả về giá trị tương ứng. Sự kết hợp này tạo ra một công thức tìm kiếm vô cùng linh hoạt, có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với mọi thay đổi trong cấu trúc dữ liệu

Sử dụng hàm MATCH khi có phân biệt chữ hoa và chữ thường

Hàm MATCH trong Excel thường không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi so sánh các giá trị văn bản. Tuy nhiên, để để thực hiện việc so sánh phân biệt chữ hoa chữ thường khi sử dụng hàm này, bạn cần kết hợp MATCH với hàm EXACT.

Hàm EXACT: So sánh hai chuỗi văn bản và trả về TRUE nếu chúng hoàn toàn giống nhau (cả về nội dung và định dạng), ngược lại là FALSE.

Cách thức:

  • Sử dụng hàm EXACT để tạo một mảng các giá trị TRUE/FALSE tương ứng với việc các giá trị trong vùng tìm kiếm có khớp chính xác với giá trị cần tìm hay không.
  • Sau đó, sử dụng hàm MATCH để tìm vị trí của giá trị TRUE đầu tiên trong mảng vừa tạo.

Công thức: =MATCH(TRUE; EXACT (vùng tìm kiếm;giá trị tìm kiếm);0)

Ví dụ: Nếu bạn muốn tìm vị trí của từ “Bàn phím” (viết hoa đúng) trong vùng B4:B12, công thức sẽ là: =MATCH(TRUE,EXACT(B4:B12,D3),0)

Sử dụng hàm MATCH với hàm EXACT khi có phân biệt chữ hoa và chữ thường
Sử dụng hàm MATCH với hàm EXACT khi có phân biệt chữ hoa và chữ thường

Ví dụ chi tiết cách sử dụng hàm MATCH trong Excel

Sau đây là một số ví dụ cụ thể về cách sử dụng hàm MATCH trong Excel cho 3 trường hợp hay gặp nhất:

1. Trường hợp 1: Tìm kiếm gần đúng với kiểu 1 hoặc để trống

Khi đặt loại so khớp là 1, hàm MATCH sẽ thực hiện tìm kiếm gần đúng trong một dãy dữ liệu đã sắp xếp tăng dần. Cụ thể, nó sẽ tìm giá trị lớn nhất mà vẫn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm. Ví dụ, công thức trong ô E3 là: =MATCH(E2,B3:B11,1) và kết quả khớp gần đúng là 7.

Tìm kiếm gần đúng với kiểu 1
Tìm kiếm gần đúng với kiểu 1

2. Trường hợp 2: Tìm kiếm chính xác với kiểu 0

Hàm MATCH thực hiện khớp chính xác khi loại so khớp được đặt thành 0. Trong ví dụ dưới đây, công thức trong E3 là: =MATCH(E2,B3:B10,0) và kết quả khớp chính xác là 4.

Tìm kiếm chính xác với kiểu 0
Tìm kiếm chính xác với kiểu 0

3. Trường hợp 3: Tìm kiếm nhỏ hơn với kiểu -1

Hãy tìm số thứ tự của ô có số lượng sản phẩm nhỏ nhất lớn hơn giá trị 35. Lúc này, bạn chỉ cần nhập công thức =MATCH(35,C2:C6,-1) và kết quả trả về là 4.

Tìm kiếm nhỏ hơn với kiểu -1
Tìm kiếm nhỏ hơn với kiểu -1

Tổng kết

Với hàm MATCH, việc tìm kiếm và xử lý dữ liệu trong Excel trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Hãy xem đây là bước khởi đầu để bạn khám phá sâu hơn về những khả năng tuyệt vời mà Excel mang lại. Đừng ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm của bạn với cộng đồng Phong Vũ Tech News nhé!

ASUS Zenbook s 14 thế hệ Copilot+ PC đầu tiên của Intel