Cảnh báo vấn nạn malware ăn cắp dữ liệu tràn lan trên smartphone

Bạn có bao giờ lo lắng rằng chiếc smartphone tưởng chừng vô hại của mình lại ẩn chứa những kẻ tàng hình nguy hiểm, âm thầm “ăn cắp” dữ liệu cá nhân? Vấn nạn malware trên smartphone đang ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi, biến thiết bị di động thành con mồi béo bở cho những kẻ xâm nhập. Hãy cùng Phong Vũ điểm danh ngay vấn nạn malware là gì và tại sao những thông tin mật và quyền riêng tư của người dùng lại bị đe dọa chỉ bằng một cú lướt chuột sơ hở trong bài viết dưới đây nhé!



Malware: mối đe dọa lớn đối với các thiết bị di động, đặc biệt là Android

Thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh Android, ngày càng trở thành mục tiêu tấn công của các mối đe dọa an ninh mạng. Báo cáo từ các tổ chức uy tín như Kaspersky và Zimperium cho thấy mức độ gia tăng đáng kể của các cuộc tấn công malware, adware, riskware, phishing và lỗ hổng bảo mật trên nền tảng di động.

Thiết bị di động ngày càng trở thành mục tiêu tấn công của các mối đe dọa an ninh mạng malware.
Thiết bị di động ngày càng trở thành mục tiêu tấn công của các mối đe dọa an ninh mạng malware.

Theo số liệu thống kê, Kaspersky ghi nhận gần 33,8 triệu cuộc tấn công bằng adware, malware và riskware trên thiết bị di động trong năm 2023, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Loại malware phổ biến nhất chính là adware, chiếm 40,8% tổng số mối đe dọa được tìm thấy. Zimperium cũng báo cáo số lượng mẫu malware độc nhất trên di động tăng 51% từ năm 2021 đến năm 2022, với trung bình lên đến 77.000 mẫu mới được phát hiện mỗi tháng.

Ngoài ra, chiến dịch malware Dark Herring đã lừa đảo thành công lên đến hơn 105 triệu nạn nhân khắp thế giới, làm thiệt hại hàng trăm triệu đô la Mỹ. Các cuộc tấn công phishing cũng đang gia tăng, với 80% trang web nhắm vào thiết bị di động và người dùng di động dễ bị lừa hơn qua SMS. Người dùng di động có nguy cơ bị lừa đảo qua SMS cao hơn từ 6 đến 10 lần so với qua email. Lỗ hổng trên hệ điều hành di động cũng tăng mạnh, đặc biệt là trên Android, với số lượng lỗ hổng nghiêm trọng tăng 138% từ năm 2021 đến năm 2022.

Người dùng di động có nguy cơ bị lừa đảo qua SMS cao hơn từ 6 đến 10 lần so với qua email.
Người dùng di động có nguy cơ bị lừa đảo qua SMS cao hơn từ 6 đến 10 lần so với qua email.

Có thể thấy được, mức độ gia tăng của các mối đe dọa di động cho thấy nhu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp bảo mật hiệu quả cho người dùng. Hệ điều hành Android, với thị phần áp đảo, đang trở thành mục tiêu chính của các cuộc tấn công. Các chiến dịch malware ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài chính và thông tin cá nhân cho người dùng.

Knox Vault: Giải pháp bảo mật tích hợp hữu hiệu dành cho smartphone

Hãy tưởng tượng bạn là một người dùng smartphone bình thường, sử dụng thiết bị để lưu trữ nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm như ảnh gia đình, tin nhắn cá nhân và các tài liệu quan trọng như CMND, giấy khai sinh, tài khoản ngân hàng… Vô tình, bạn tải xuống ứng dụng trò chơi từ một nguồn không chính thống. Chẳng may, ẩn sau lớp vỏ trò chơi hấp dẫn, thực chất là một malware nguy hiểm được thiết kế để đánh cắp dữ liệu cá nhân. Ngay sau khi cài đặt, malware âm thầm hoạt động, len lỏi vào hệ thống và truy cập trái phép vào kho lưu trữ của bạn.

Câu chuyện trên chính lời cảnh tỉnh cho tất cả người dùng smartphone, nhắc nhở mọi người nâng cao cảnh giác, tuân thủ các biện pháp an ninh mạng và sử dụng smartphone một cách thông minh để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh đó, ngoài những nỗ lực của Google, các nhà sản xuất smartphone (OEM) đóng vai trò then chốt trong việc tích hợp các giải pháp bảo mật mạnh mẽ vào thiết bị của họ. Tuy nhiên, nhiều OEM còn chưa thực sự chú trọng vào khía cạnh này.

Nhiều OEM sản xuất smartphone còn chưa thực sự chú trọng vào khía cạnh bảo mật.
Nhiều OEM sản xuất smartphone còn chưa thực sự chú trọng vào khía cạnh bảo mật.

Dù vậy, vẫn có một số thương hiệu tiêu biểu để người dùng chọn mặt gửi vàng. Samsung là một ví dụ điển hình cho thấy sự nghiêm túc trong việc bảo mật dữ liệu trên. Hãng đã phát triển công nghệ Knox Vault, một hệ thống bảo mật toàn diện từ phần cứng đến phần mềm, giúp bảo vệ thông tin cá nhân khỏi các mối đe dọa phức tạp. Knox Vault sử dụng một bộ xử lý bảo mật riêng biệt và bộ nhớ cách ly để lưu trữ dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn như khóa mã hóa, mật khẩu và thông tin sinh trắc học.

Ngoài ra, ứng dụng này còn bao gồm nhiều tính năng bảo mật phần mềm như xác thực hai yếu tố, mã hóa thiết bị và quét phần mềm độc hại. Samsung Knox Vault còn được biết đến như một pháo đài bảo mật trên các thiết bị di động, nhưng sức mạnh thực sự của nó đến từ một thành phần cốt lõi – Trusted Execution Environment (TEE), hay Môi trường Thực thi Tin cậy.

Samsung Knox Vault còn được biết đến như một pháo đài bảo mật trên các thiết bị di động.
Samsung Knox Vault còn được biết đến như một pháo đài bảo mật trên các thiết bị di động.

TEE hoạt động như một khu vực bảo mật riêng biệt được tích hợp bên trong bộ xử lý của thiết bị Samsung. Nó giống như một căn phòng an toàn được xây dựng bên trong một tòa nhà, có các lớp bảo vệ riêng biệt so với phần còn lại của hệ thống, được cô lập hoàn toàn về mặt phần cứng, sử dụng các bộ xử lý và bộ nhớ chuyên dụng. Như vậy, khi phần mềm chính của thiết bị có bị tấn công đi chăng nữa thì dữ liệu lưu trữ trong TEE vẫn an toàn.

Mã hóa mã hóa dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trong TEE kèm thêm một lớp bảo vệ nữa. Do đó, ngay cả khi kẻ tấn công có thể truy cập vào TEE, họ cũng không thể giải mã được dữ liệu.

Một trường hợp điển hình khác, khi bạn đang vội vã, điện thoại sắp hết pin, bạn cắm nó vào trạm sạc công cộng. Tuy nhiên, hiểm họa tiềm ẩn đang rình rập: trạm sạc đó có thể bị nhiễm phần mềm độc hại, sẵn sàng xâm nhập thiết bị của bạn khi kết nối. Đây là lúc Knox Vault của Samsung xuất hiện như một người bảo vệ. Hệ thống bảo mật toàn diện này, được trang bị bộ xử lý bảo mật riêng biệt và bộ nhớ cách ly, sẽ tạo ra bức tường thành vững chắc, ngăn chặn mọi âm mưu tấn công từ bên ngoài.

Bảo vệ dữ liệu là một khía cạnh quan trọng của Knox Vault, nhưng khả năng bảo vệ của nó không chỉ giới hạn ở đó. Hệ thống này còn đóng vai trò như lá chắn bảo vệ toàn diện cho thiết bị bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

Hệ thống Hypervisor Device Manager (HDM) của nó hoạt động như một người gác cổng, kiểm soát quyền truy cập vào các thành phần phần cứng quan trọng như camera, micro, Bluetooth và Wi-Fi. Ngay cả khi malware xâm nhập vào thiết bị, HDM có thể chặn quyền truy cập của nó vào các bộ phận trên, chặn các hành vi nghe lén, theo dõi hoặc thu thập dữ liệu trái phép.

Ngay cả khi malware xâm nhập vào thiết bị, HDM của Knox Vault có thể chặn quyền truy cập của nó.
Ngay cả khi malware xâm nhập vào thiết bị, HDM của Knox Vault có thể chặn quyền truy cập của nó.

Ngoài ra, Knox Vault tận dụng các tính năng bảo mật tích hợp sẵn trong chip của Samsung để bảo vệ dữ liệu và mã khóa. Chẳng hạn như, Secure Element (SE) là một chip chuyên dụng được sử dụng để lưu trữ các khóa mã hóa và thực hiện các thao tác mật mã. SE được bảo vệ bởi các lớp bảo mật vật lý và phần mềm, đảm bảo an toàn cho dữ liệu nhạy cảm.

Hơn nữa, ứng dụng này còn được trang bị hệ thống Real-time Kernel Protection có vai trò như gác người cổng cho kernel Android – trung tâm điều khiển chính của hệ điều hành. Nó liên tục giám sát hoạt động của kernel và ngăn chặn các thay đổi bất thường có thể do malware gây ra. RKP giúp bảo vệ tính toàn vẹn của hệ điều hành và ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào kernel.

Hơn nữa, Knox Vault còn tích hợp với hệ thống Real-time Kernel Protection (RKP) để giám sát và ngăn chặn các thay đổi bất thường trong kernel của Android – trung tâm điều khiển chính của hệ điều hành. RKP có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào kernel, đảm bảo rằng các quy trình quan trọng của hệ điều hành không bị can thiệp bởi malware.

Điều đáng nói chính là công nghệ này trước đây vốn chỉ tồn tại trên các dòng sản phẩm smartphone Galaxy cao cấp. Tuy nhiên, hiện tại nó đã xuất hiện ở loạt phân khúc tầm trung như Galaxy M15 5G hay cả Galaxy A35/A55. Không thể phủ nhận được, hệ thống tiên tiến này chính là lời cam kết mạnh mẽ từ Samsung đến việc bảo mật thông tin cá nhân của người dùng trước các mối đe dọa ngày một tinh vi hơn từ malware.