Cần Làm Gì Sau Khi Build PC Gaming? Bật Mí 8 Bước Chuyên Nghiệp Để Tối Ưu Sức Mạnh

Build PC Gaming có lẽ là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người đặc biệt là các game thủ, tuy nhiên cần làm gì sau khi Build thì một số người vẫn chưa biết rõ. Dưới đây là 8 bước chuyên nghiệp giúp tối ưu sức mạnh sau khi Build PC GamingPhong Vũ muốn giới thiệu đến bạn!



1. Kiểm tra kĩ mọi linh kiện khi Build PC

Sau khi đã Build PC xong, bạn nên kiểm tra lại kết nối của các linh kiện, hay thực hiện một vài thao tác test lại hệ thống đảm bảo máy tính bàn của bạn thực hiện thành công Power-on self test (POST).

  • Đầu tiên hãy đảm bảo rằng tất cả các cổng đều được cắm chặt kết nối, không có bất kỳ linh kiện nào bị lỏng hay hư hỏng. Công tắc bộ nguồn (PSU) phải được bật, tuy vậy một số bộ nguồn không có công tắc và sẽ luôn bật khi cắm điện. Hãy kiểm tra xem các dây cáp kết nối với chuột, bàn phím, màn hình đã được cắm chặt chưa.
  • Tiếp theo nên xem xét các khe RAM có cắm đúng khe và chốt đã gắn chặt hay chưa. Kiểm tra cả kết nối SATA cho ổ cứng và cáp nguồn cho bo mạch chủ, CPU và GPU xem đã được nối dây (nếu là ổ chuẩn SATA) hay da có được bắt vít cố định nào vào mainboard (ổ chuẩn PCIe) chưa.
  • Nếu bạn Build PC ráp sẵn, hãy kiểm tra xem các linh kiện có bất kỳ vật liệu đóng gói hay bảo vệ nào cần phải lột bỏ hay không, chẳng hạn như miếng nhựa mỏng bảo vệ mặt sau của card đồ họa, trước khi tiến hành lắp ráp vào thùng máy.
  • Cần lưu ý, không được phép để ốc, vít nào rơi vào bên trong thùng máy. Bởi chúng có khả năng gây ra chập điện hoặc cháy nổ, từ đó dẫn đến hỏng hóc các linh kiện bên trong. Sau khi Build PC xong hãy khởi động máy và lắng nghe xem có phát hiện bất kỳ tiếng ồn bất thường nào không, đó có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề với quạt hoặc các linh kiện khác.

Sau khi Build PC xong, hãy kiểm tra kết nối và thực hiện test hệ thống để đảm bảo POST thành công
Sau khi Build PC xong, hãy kiểm tra kết nối và thực hiện test hệ thống để đảm bảo POST thành công

2. Thiết lập cài đặt và tối ưu BIOS/UEFI

Sau khi lắp ráp các linh kiện, kết nối màn hình vào cổng xuất hình của card đồ họa, cắm điện và khởi động máy, bạn cần nhấn nút Power trên case máy tính. Dàn PC của bạn sẽ tiến hành bài kiểm tra POST để kiểm tra xem tất cả có hoạt động đúng không và bạn phải thiết lập BIOS/UEFI. 

Nếu máy tính hoạt động ổn định, trước khi tiến hành cài đặt trên Windows, bạn nên vào BIOS/UEFI để điều chỉnh một số thiết lập. Hay bạn có thể thực hiện nhanh chóng bằng cách nhấn tổ hợp phím, tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhà sản xuất của mainboard, PC, laptop, hoặc tablet. Sau đây là danh sách các phím mà bạn có thể sử dụng để truy cập BIOS/UEFI cho một số thương hiệu phổ biến:

  • Acer, Asus: F2 hoặc DEL.
  • Dell: F2 hoặc F12.
  • HP: ESC hoặc F10.
  • Lenovo: F2 hoặc Fn + F2.
  • MSI: DEL.
  • Tablet Surface của Microsoft: Nhấn giữ nút tăng âm lượng.
  • Samsung, Toshiba: F2.
  • Sony: F1, F2, hoặc F3.
Sau khi lắp ráp, kết nối và khởi động, nhấn nút Power để PC kiểm tra POST và thiết lập BIOS/UEFI.
Sau khi lắp ráp, kết nối và khởi động, nhấn nút Power để PC kiểm tra POST và thiết lập BIOS/UEFI.

BIOS/UEFI của máy tính cung cấp cái nhìn tổng quát về các thành phần và kiểm tra xem chúng có được nhận diện chính xác không. Trong đó bạn nên check lại các thông tin quan trọng như model, tốc độ xung nhịp và số lượng nhân của CPU; dung lượng, độ trễ và tốc độ bus của RAM; cũng như các ổ đĩa cứng có mặt trong máy. Bạn cũng cần bật XMP nhằm tận dụng tốc độ xung nhịp cao hơn (thường có trong RAM), tùy chọn này có thể ẩn trong các màn hình thiết lập nâng cao.

3. Tiến hành cài hệ điều hành sau khi Build PC

Đối với hệ điều hành thì người dùng có 2 lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là Windows và Linux với mỗi cái có ưu điểm riêng biệt:

  • Windows là hệ điều hành được ưa chuộng nhất trên thế giới, nhờ vào đặc tính dễ sử dụng, giao diện thân thiện với người mới, cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ Microsoft và cộng đồng người dùng.
  • Mặt khác, Linux lại là lựa chọn dành cho người dùng chuyên nghiệp với sự đa dạng và khác biệt lớn, thậm chí giữa cùng một dạng Linux với nhau. Đối với người dùng thông thường, Windows là lựa chọn dễ dàng nhất, đặc biệt đối với game thủ, Windows lại càng trở nên phù hợp hơn.
2 lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là Windows và Linux với mỗi cái có ưu điểm riêng biệt
2 lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là Windows và Linux với mỗi cái có ưu điểm riêng biệt

Sau khi cài đặt xong hệ điều hành mong muốn, bạn nên thực hiện cập nhật ngay để nhận được các bản vá lỗi và tính năng mới nhất. Mặc dù đôi khi việc này có thể gây ra một số lỗi Bug mới làm cho một số chức năng trong hệ điều hành không hoạt động đúng cách, tuy nhiên như vậy về lâu dài sẽ có ích hơn.

4. Cài đặt đầy đủ driver

Windows 10 và Windows 11 có chức năng sẽ tự động nhận diện và cài đặt driver cần thiết cho máy tính, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tải được driver mới nhất hoặc cài đặt driver cho những linh kiện không được nhận diện. Bạn nên tự cài đặt một số driver như:

  • Driver card đồ họa mới nhất từ AMD hoặc NVIDIA, còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn trước khi Build PC, như thế giúp bạn có thể khai thác tối đa hiệu suất của các linh kiện quan trọng này.
  • Trình Driver cho bo mạch chủ cực kỳ quan trọng, đặc biệt nếu nó có các tính năng cao cấp không có sẵn trên các mainboard cấp thấp, như Wi-Fi tích hợp và Bluetooth.
  • Một điều nữa là nếu bạn trang bị CPU AMD, nên cài đặt AMD Ryzen Master bởi công cụ ép xung và kiểm soát CPU của nó rất mạnh mẽ.
Windows 10 và 11 tự động cài driver nhưng không luôn tải được driver mới nhất hoặc cho các linh kiện không nhận diện
Windows 10 và 11 tự động cài driver nhưng không luôn tải được driver mới nhất hoặc cho các linh kiện không nhận diện

5. Benchmark và stress test

Nếu bạn muốn biết mình Build PC và máy mạnh đến mức nào thì cinebench là phần mềm có thể đáp ứng được, ngoài ra cũng có một số phần mềm khác như 3DMark, Octanebench, Chrystal Disk Mark,… Các phần mềm đều hoạt động tương tự nhau và chạy các bài test nặng về tính toán, đồ họa rồi cho kết quả.

Stress test không phải là để test sức mạnh của máy tính, mà để xác định xem bạn Build PC có thể hoạt động ổn định với hiệu suất cao trong thời gian dài hay không. Các bài test này sẽ cung cấp thông tin về nhiệt độ của các linh kiện, độ ổn định khi overclock, độ ồn của quạt hay lượng điện năng tiêu thụ…

Các phần mềm như Cinebench và 3DMark đo hiệu năng máy tính, trong khi stress test xác định tính ổn định và hiệu suất của PC.
Các phần mềm như Cinebench và 3DMark đo hiệu năng máy tính, trong khi stress test xác định tính ổn định và hiệu suất của PC.

6. Kiểm tra nhiệt độ và kiểm tra hiệu suất PC

Sau khi Build PC và kiểm tra các quạt trong thùng máy, chúng quay bình thường khi khởi động (đôi khi sẽ tự dừng nếu không hoạt động nặng), bạn có thể dùng phần mềm để kiểm tra nhiệt độ linh kiện. Trong đó HWMonitor là lựa chọn phổ biến với giao diện trực quan, dễ sử dụng. Mặt khác, nếu linh kiện quá nóng (90-100 độ C), hãy tắt máy và kiểm tra lại việc lắp đặt tản nhiệt đúng chỗ chưa, đồng thời xem xét dòng khí từ quạt có tối ưu chưa.

Nhiệt độ hoạt động “bình thường” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thường thì khi chơi game hay render, card đồ họa nằm trong khoảng 60-80 độ C hoặc đôi khi có thể lên đến 85 độ C. Mainboard biến đổi từ 30-80 độ C còn tùy vào vị trí, ví dụ chip cầu Bắc thường sẽ nóng hơn các tụ điện khác.

Sau khi Build PC, kiểm tra quạt, bạn có thể dùng phần mềm để kiểm tra nhiệt độ linh kiện.
Sau khi Build PC, kiểm tra quạt, bạn có thể dùng phần mềm để kiểm tra nhiệt độ linh kiện.

7. Cài đặt các phần mềm hữu ích và trò chơi

Trong hệ điều hành của Microsoft thường đã bao gồm nhiều công cụ hữu ích cho người dùng sử dụng. Tuy nhiên, sau khi Build PC và cài đặt hệ điều hành, bạn cũng có thể cài thêm các phần mềm như:

  • Trình duyệt web phổ biến, thường thì nhiều người sử dụng Firefox, Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge còn tích hợp cả Copilot AI.
  • Phần mềm quản lý email như Outlook hoặc Thunderbird.
  • Bộ phần mềm văn phòng (Microsoft Office, LibreOffice)
  • Trình phát video như VLC.
  • Phần mềm Antivirus và tường lửa để bảo vệ máy tính.
  • Phần mềm nén và giải nén tệp tin như WinRar hoặc 7zip.
Sau khi cài đặt hệ điều hành Microsoft, bạn có thể cài thêm các phần mềm như trình duyệt web, phần mềm văn phòng, trình phát video, Antivirus, và phần mềm nén tệp tin.
Sau khi cài đặt hệ điều hành Microsoft, bạn có thể cài thêm các phần mềm như trình duyệt web, phần mềm văn phòng, trình phát video, Antivirus, và phần mềm nén tệp tin.

Ngoài ra, bạn có thể thử cài đặt trò chơi vào một ổ đĩa khác trên ổ chứa hệ điều hành. Nhờ đó cung cấp thêm không gian lưu trữ cho các trò chơi hiện tại và tương lai. Đồng thời giúp bảo vệ các tệp lưu trò chơi cũng như tiến trình của trò chơi nếu có nhu cầu cài đặt lại hệ điều hành mà sẽ không bị mất dữ liệu.

8. Sao lưu và phục hồi

Đừng để rơi vào hoàn cảnh mất hết tất cả tập tin và dữ liệu quan trọng. Bạn hãy uôn chắc chắn rằng đã có bản sao lưu của dữ liệu. Dù là sử dụng ổ SSD di động hay lưu trữ đám mây, việc sao lưu dữ liệu luôn là phương án hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn không bị mất đi và có thể phục hồi khi cần thiết. Bạn cũng nên sao lưu dữ liệu định kỳ để đảm bảo an toàn.

Trên đây là các bước cần lưu ý sau khi Build PC để có được hiệu năng tốt nhất. Nếu bạn đang muốn Build PC với những dòng máy manh mẽ thì có thể tham khảo qua các sản phẩm tại showroom Phong Vũ nhé!