NVIDIA đã từng gần như về tay AMD như thế nào?

Nvidia hiện nay là một trong các công ty top đầu thế giới, với số vốn hóa thị trường vượt trên cả Intel và AMD, nhưng ít ai tưởng tượng được rằng, trong quá khứ, Nvidia đã từng gần như đã về tay AMD. Hãy cùng Phong Vũ tìm hiểu nội dung thú vị này thông qua bài viết dưới đây nhé!



Jensen Huang đã suýt bán NVIDIA cho AMD

Một kỹ sư kỳ cựu của AMD vừa tiết lộ một thông tin thú vị về thương vụ mua bán từng được nhắm đến giữa hai ông lớn chip đồ họa. Theo chia sẻ trên X/Twitter, Hemant Mohapatra – kỹ sư từng góp phần thiết kế nhiều CPU, APU và GPU của AMD từ giữa đến cuối những năm 2000, cho biết AMD đã từng có ý định thâu tóm NVIDIA khi hãng này còn là một cái tên mới nổi.

NVIDIA đã suýt về tay AMD
Jensen Huang đã suýt bán NVIDIA cho AMD.

Cơ hội đã đến nhưng lại vuột mất. Mohapatra kể lại rằng các cuộc đàm phán giữa AMD và NVIDIA về việc sáp nhập thành một công ty thống nhất đã diễn ra. Tuy nhiên, CEO của NVIDIA khi đó là Jensen Huang lại có chiến lược dài hạn là giữ cho GPU NVIDIA độc quyền với mô hình CUDA khép kín.

Không muốn từ bỏ chiến lược này, Mohapatra cho biết Jensen Huang đã từ chối bán đi NVIDIA trừ khi mà ông được bổ nhiệm làm CEO của công ty hợp nhất sau khi sáp nhập. Thay vào đó, CEO của AMD thời điểm đó là Hector Ruiz, đã chọn mua lại đối thủ cạnh tranh ATI, chính thức đưa thương hiệu Radeon vào dưới quyền của AMD.

nvidia tung gan nhu ve tay amd 2
Những năm 2000, AMD đã chọn mua lại ATI thay vì NVIDIA

Một nhân viên lâu năm khác của AMD, Phil Park, đã xác nhận thông tin này trên X/Twitter. Park cho biết “việc Jensen muốn làm CEO là sự thật.” Thời điểm đó, Mohapatra phát biểu rằng NVIDIA chỉ là công ty nhỏ. Card đồ họa của họ được các game thủ yêu thích, nhưng ATI lại nắm giữ thị phần lớn hơn. Mohapatra đề cập rằng AMD không bao giờ nghĩ rằng NVIDIA có thể sáng nagng ngang bằng với Arm/Intel.

Bây giờ mọi thứ đã rõ ràng thay đổi, đặc biệt là với nhu cầu cao về AI hiện nay. Chip AI của NVIDIA thống trị ngành và AMD một lần nữa đang cố gắng đuổi kịp đối thủ.

Diễn biến nào sẽ xảy ra khi AMD mua lại NVIDIA?

Mặc dù thương vụ này chưa bao giờ xảy ra và có lẽ cũng sẽ không bao giờ, nhưng hãy cùng Phong Vũ khám phá một số kịch bản có thể diễn ra nếu AMD thâu tóm được NVIDIA vào những năm 2000 đưới đây nhé.

Khả năng thống trị thị trường

Việc kết hợp sức mạnh CPU từ AMD và khả năng xử lý đồ họa đỉnh cao của NVIDIA sẽ tạo ra một gã khổng lồ công nghệ không thể chối cãi. Nắm ưu thế tuyệt đối trên thị trường, AMD sẽ dễ dàng cạnh tranh với Intel, thúc đẩy đổi mới và mang đến sản phẩm với giá cả hợp lý hơn cho người tiêu dùng.

nvidia tung gan nhu ve tay amd 4
Việc kết hợp sức mạnh CPU từ AMD và khả năng xử lý đồ họa đỉnh cao của NVIDIA sẽ tạo ra một gã khổng lồ công nghệ.

Tuy nhiên, viễn cảnh độc quyền thị trường có thể dẫn đến sự trì trệ trong đổi mới. Khi không còn đối thủ cạnh tranh, AMD có thể giảm bớt nỗ lực, khiến nhịp độ phát triển công nghệ chậm lại. Việc nắm giữ vị thế độc quyền của hãng có thể khiến AMD tự do điều chỉnh giá cả, dẫn đến tình trạng “chặt chém” người tiêu dùng.

Tăng tốc phát triển công nghệ

Việc tập hợp nguồn lực tài chính, trí tuệ và cơ sở vật chất của hai công ty sẽ tạo ra một môi trường nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ hơn, giúp thúc đẩy sự đổi mới bùng nổ trong cả phần cứng và phần mềm, tạo nền tảng cho sự ra đời của những công nghệ tiên tiến hay các ứng dụng đồ họa vượt trội.

nvidia tung gan nhu ve tay amd 5
NVIDIA và AMD sáp nhập sẽ gia tăng tốc độ phát triển công nghệ.

Tuy nhiên, việc sáp nhập hai nền văn hóa doanh nghiệp khác biệt có thể dẫn đến những xáo trộn trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Mâu thuẫn trong cách tiếp cận công việc, sự bất đồng về chiến lược có thể làm chậm tiến độ dự án, thậm chí kìm hãm sáng tạo. Ngoài ra, nguy cơ “ngủ quên trên chiến thắng” là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi một công ty nắm giữ vị thế độc quyền. Thiếu đi áp lực cạnh tranh, động lực sáng tạo của AMD có thể bị suy giảm, gây trì trệ trong đổi mới công nghệ.

Ảnh hưởng đến thị trường chơi game

Sự kết hợp sức mạnh của AMD và NVIDIA chắc chắn sẽ mang đến những bộ vi xử lý đồ họa (GPU) mạnh mẽ hơn, giúp game thủ tận hưởng những trải nghiệm chơi game đỉnh cao. Hình ảnh sắc nét, chuyển động mượt mà, cùng hiệu ứng đồ họa sống động sẽ biến mỗi giờ phút chơi game thành những giây phút bùng nổ cảm xúc, góp phần giúp thị trường game ngày càng thu hút, tạo nền tảng cho sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong tương lai.

nvidia tung gan nhu ve tay amd 3
Sự kết hợp sức mạnh của AMD và NVIDIA chắc chắn sẽ mang đến những bộ vi xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn cho game thủ.

Tuy nhiên, vẫn hoàn toàn có thể xảy ra những trường hợp như các máy chơi game console PlayStation hay Xbox có thể sẽ sử dụng chung chip của cả hai, dẫn đến việc tăng giá thành sản phẩm. Điều này có thể khiến game thủ console phải đối mặt với viễn cảnh “mua máy đã khó, mua game còn khó hơn”. Ngoài ra, game thủ có thể sẽ phải móc hầu bao nhiều hơn để sở hữu những bom tấn có giá “trên trời”vì hiệu năng hay chi phí vận hành từ hãng.

Thương vụ AMD thâu tóm NVIDIA vẫn chỉ là một giả định, nhưng nó mở ra cho chúng ta những góc nhìn thú vị về tương lai của ngành công nghệ. Liệu sự cạnh tranh gay gắt hay thế độc độc quyền sẽ là chìa khóa cho sự phát triển? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời.

Đăng kí nhận tin iPhone 16 Series