Nguyên nhân, cách khắc phục lỗi màn hình laptop bị giật dễ dàng, nhanh chóng nhất

Màn hình laptop bị giật là một trong những lỗi khá phổ biến khi sử dụng máy tính, thế nhưng nó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Sau đây hãy cùng Phong Vũ Tech News đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi màn hình bị giật cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng nhé!



Những nguyên nhân khiến màn hình laptop bị giật

Phần mềm

  • Driver màn hình đã cũ hoặc không tương thích

Màn hình laptop bị giật có thể do driver màn hình lỗi thời. Các dấu hiệu thường gặp của sự cố này bao gồm màn hình chớp nháy không ngừng và sự xuất hiện của các đường sọc không bình thường. Nếu bạn muốn kiểm tra hệ thống của bạn đã cập nhật phiên bản mới nhất hay chưa thì có thể làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings (biểu tượng có hình bánh răng).

Bước 2: Trong thẻ Systems (Hệ thống), nếu máy tính đã quét cập nhật gần đây, bạn sẽ thấy danh sách các bản cập nhật đang chờ được xử lý. Tên của các chương trình, tiện ích mở rộng, hoặc driver cần được cập nhật sẽ được hiển thị rõ ràng.

Driver màn hình đã cũ hoặc không tương thích khiến màn hình laptop bị giật
  • Xung đột ứng dụng

Nếu laptop của bạn có quá nhiều ứng dụng và phần mềm được cài đặt, khả năng cao các cài đặt đồ họa của một số ứng dụng không tương thích với máy của bạn, từ đó dẫn đến hiện tượng màn hình bị giật và chớp tắt không ngừng.

Vậy nên, bạn cần xác định xem ứng dụng đang không tương thích với máy có phải là nguyên nhân gây ra lỗi màn hình laptop bị giật hay không. Sau đó, bạn có thể tìm cách giải quyết phù hợp. Dưới đây là cách để xác định ứng dụng không tương thích gây giật lag màn hình:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím CTRL + ALT + DEL. Sau đó mở mục Task Manager (Quản lý tác vụ).

Xung đột ứng dụng khiến màn hình laptop bị giật

Bước 2: Hãy kiểm tra xem màn hình laptop có bị giật hay nhấp nháy không. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra ở phần màn hình ngoài cửa sổ Task Manager, rất có thể do một ứng dụng nào đó không tương thích đang gây ra vấn đề này.

Bước 3: Nếu cửa sổ Task Manager cũng bị giật hoặc nhấp nháy, có thể vấn đề không chỉ liên quan đến các ứng dụng không tương thích. Bạn cần xem xét các nguyên nhân khác để xác định chính xác vấn đề.

cách xử lý xung đột ứng dụng khiến màn hình laptop bị giật
  • Tần số quét không chính xác

Tần số quét của màn hình laptop thường nằm trong khoảng từ 50Hz đến 75Hz. Do đó, nếu tần số quét thấp hơn có thể dễ gây ra hiện tượng nhấp nháy và lag liên tục cho máy khi sử dụng những tác vụ yêu cầu cao.

  • Hệ điều hành gặp sự cố

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ điều hành gặp sự cố, có thể do nhiễm các tệp độc hại chứa virus, hoặc cũng có thể lỗi ổ cứng, lỗi RAM. Ngoài ra nếu máy hoạt động quá lâu dẫn đến nhiệt độ tăng cao cũng có thể gây ra tình trạng hệ điều hành bị quá tải.

Phần cứng

  • Card màn hình bị lỗi

Màn hình laptop có thể bị giật nếu card màn hình hoặc card video gặp lỗi, yếu, hoặc không ổn định, thường được gọi là lỗi VGA. Tình trạng này thường hay xảy ra khi laptop đã cũ hoặc người dùng không bảo quản máy cẩn thận.

Card màn hình bị lỗi khiến màn hình laptop bị giật
  • Cáp màn hình (Cable) bị hỏng

Thông thường, các dòng laptop thường được thiết kế theo kiểu nắp gập. Việc đóng và mở máy không đúng cách hoặc quá thường xuyên có thể khiến cáp kết nối giữa máy và màn hình bị lỏng hoặc lệch. Để kiểm tra xem lỗi màn hình có phải do cáp không, bạn có thể thử cách sau:

Thử hạ và nâng màn hình laptop để quan sát xem có hiện tượng giật hay nhấp nháy màn hình nào không. Nếu bạn nhận thấy màn hình chỉ giật hoặc nhấp nháy ở một số góc đặc biệt khi gập xuống, còn ở những góc khác thì không, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề liên quan đến cáp kết nối bên trong.

Cáp màn hình (Cable) bị hỏng khiến màn hình laptop bị giật
  • Màn hình LCD bị lỗi, hư

Một nguyên nhân khác về phần cứng gay ra hiện tượng màn hình laptop bị giật, không thể không kể đến lỗi màn hình LCD. Nguyên nhân có thể do sử dụng thiết bị trong thời gian dài, máy bị trầy xước, va đập, hoặc tiếp xúc với nước,…

  • Do quá tải hệ thống

Việc sử dụng máy trong thời gian dài liên tục với các vụ nặng về đồ họa cũng rất dễ gây ra tình trạng màn hình laptop bị giật, bởi các linh kiện khi hoạt động quá lâu và trong tình trạng quá tải sẽ dễ dẫn đến mắc phải lỗi hệ thống.

Cách khắc phục lỗi màn hình laptop bị giật đơn giản

Gỡ driver màn hình hiện tại

Bước 1: Để gỡ cài đặt drvier hiện tại ở chế độ Safe Mode, đầu tiên bạn cần kích chuột phải vào menu Start (Menu) > Device Manager (Trình quản lý thiết bị). Hoặc bạn cũng có thể nhấn Windows + X để tìm kiếm Device Manager (Trình quản lý thiết bị).

Bước 2: Trong cửa sổ Device Manager (Trình quản lý thiết bị) hiển thị, tiếp tục chọn vào mục Display adapters (Bộ chuyển đổi màn hình) để hiển thị tên thiết bị hiển thị hiện có. 

Bước 3: Tiếp tục nhấn chuột phải vào tên thiết bị hiển thị hiện tại > Nhấn chọn Uninstall device.

Cách khắc phục lỗi màn hình laptop bị giật đơn giản

Bước 4: Trong hộp thoại hiển thị trên màn hình, nhấn chọn Delete the driver software for this device > Sau đó nhấn Uninstall.

Bước 5: Cuối cùng bạn hãy khởi động lại máy tính.

Cập nhật driver màn hình mới nhất từ nhà sản xuất

Bước 1: Đầu tiên bạn cần kích chuột phải vào menu Start (Menu) > Device Manager (Trình quản lý thiết bị). Hoặc bạn cũng có thể nhấn Windows + X để tìm kiếm Device Manager (Trình quản lý thiết bị).

Bước 2: Tiếp tục nhấn chuột phải vào tên thiết bị hiển thị hiện tại > Nhấn chọn Update Driver.

hướng dẫn Cách khắc phục lỗi màn hình laptop bị giật đơn giản

Bước 3: Bạn chọn Search Automatically for drives để tìm phần mềm mới.

Cập nhật driver màn hình mới xử lý màn hình laptop bị giật đơn giản

Bước 5: Nếu Windows tìm được phiên bản cập nhật mới hơn cho driver màn hình, nó sẽ tự động tải và cài đặt.

Tắt Desktop Window Manager

Desktop Window Manager quản lý tất cả hiệu ứng hình ảnh trên desktop và hỗ trợ các tính năng cho màn hình độ phân giải cao. Tuy nhiên, quy trình của Desktop Window Manager có thể gây ra hiện tượng giật hoặc nhấp nháy màn hình laptop. Để tắt Desktop Window Manager, bạn có thể làm theo cách sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím Windows + R. Sau đó nhập cụm từ services.msc vào ô trống > Nhấn OK.

Tắt Desktop Window Manager xử lý màn hình laptop bị giật đơn giản

Bước 2: Tại cửa sổ Services hiển thị, kích chuột phải vào mục Desktop Window Manager Session Manager > Stop.

Tắt Desktop Window Manager xử lý tình trạng màn hình laptop bị giật đơn giản

Bước 3: Tiếp tục kích chuột phải vào Desktop Window Manager Session Manager > Properties.

Bước 4: Chọn thẻ General trong hộp thoại mới > Sau đó thay đổi tùy chọn tại mục Start-up type thành Disabled > OK.

Kiểm tra lại tần số quét

Bước 1. Đầu tiên bạn hãy nhấn tổ hợp phím Window + I để mở mục Cài đặt trên laptop.

Bước 2. Tiếp tục chọn vào mục Hệ thống > tại đây bạn hãy nhấn chọn tiếp vào mục Màn hình

Kiểm tra lại tần số quét xử lý tình trạng màn hình laptop bị giật đơn giản

Bước 3. Sau đó bạn hãy kéo xuống tìm đến mục Cài đặt nâng cao cho màn hình.

Bước 4. Cuối cùng bạn hãy điều chỉnh lại tần số quét thành 60Hz ngay tại mục Chọn tốc độ làm mới.

Kiểm tra lại tần số quét xử lý màn hình laptop bị giật đơn giản

Kiểm tra cáp màn hình

Nếu bạn đã cố gắng thay đổi tốc độ làm mới màn hình mà laptop vẫn bị giật, nguyên nhân có thể là do cáp màn hình bị lỏng. Đây là một trong những lỗi sơ đẳng mà nhiều người dễ gặp phải, lúc này bạn cần phải mở máy ra để kiểm tra và cố định lại cáp màn hình.

Tuy nhiên, nếu bạn không am hiểu về việc lắp đặt máy, bạn nên mang máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa laptop có uy tín để nhận sự hỗ trợ cần thiết.

Kiểm tra card màn hình

Nếu card màn hình gặp vấn đề, chất lượng hiển thị khi bạn sử dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu card màn hình của bạn không thể đáp ứng các thông số từ những tác vụ bạn sử dụng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng màn hình laptop bị giật hơn, vậy nên bạn cần kiểm tra card màn hình xem có đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không.

Kiểm tra card màn hình xử lý màn hình laptop bị giật đơn giản

Khởi động lại máy tính

Nếu phát hiện tình trạng màn hình laptop bị giật, cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện đó là khởi động lại máy tính để xem còn xảy ra lỗi này không. Khởi động lại máy tính giúp reset lại mọi thứ từ CPU, bộ nhớ, đến bộ điều khiển và các thiết bị ngoại vi. Quá trình này có thể giải quyết các vấn đề bằng cách chuyển hệ thống sang một trạng thái mới. Tuy nhiên, việc khởi động lại không chắc chắn sẽ giải quyết được bản chất của vấn đề hoặc ngăn chặn sự cố tái phát.

Vệ sinh laptop

Màn hình laptop bị giật cũng có thể do laptop bạn đã sử dụng quá lâu nhưng không vệ sinh dẫn đến trình trạng bụi vào các linh kiện. Việc không vệ sinh laptop thường xuyên sẽ dễ dẫn đến máy bị đơ trong quá trình sử dụng, đồng thời giúp hạn chế trường hợp chip VGA và chipset bị hư hại, nhờ đó cũng tránh tình trạng màn hình laptop bị giật.

Vệ sinh laptop xử lý màn hình laptop bị giật đơn giản

Thay màn hình laptop mới

Nếu bạn đã thử các cách trên mà tình trạng màn hình laptop bị giật vẫn không được cải thiện, bạn nên đem máy đến các địa điểm sửa chữa uy tín để được các nhân viên chuyên nghiệp kiểm tra kỹ lưỡng và thay thế màn hình nếu cần thiết.

Kết luận

Trên đây là các nguyên nhân và cách khắc phục lỗi màn hình laptop bị giật đơn giản, nếu laptop bạn xuất hiện các tình trạng trên thì hãy làm theo các cách mà Phong Vũ đã đề xuất để khắc phục. Nếu như đã làm mọi cách những màn hình laptop vẫn còn giật thì bạn nên đem đến các địa điểm sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo Phong Vũ, địa điểm sửa chữa cực kỳ uy tín với các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.

ASUS Zenbook s 14 thế hệ Copilot+ PC đầu tiên của Intel