14 thông số màn hình máy tính quan trọng nhất định phải biết

Trước khi mua màn hình máy tính nhiều người thường phân vân tìm hiểu không biết đâu là lựa chọn phù hợp, và những thông số trên màn có ý nghĩa như thế nào. Để tìm hiểu rõ vấn đề trên, Phong Vũ sẽ giới thiệu đến bạn 14 thông số màn hình máy tính quan trọng nhất định phải hiểu rõ trước khi mua



1. Kích thước màn hình máy tính

Khi nói đến thông số trên màn hình máy tính thì điều mà nhiều người để ý đến đầu tiên là kích thước của màn. Kích thước có thể coi như là nơi để hiển thị các nội dung hình ảnh và video lên màn, được đo bằng đường chéo của màn hình (độ dài giữa các góc đối diện) và được tính bằng đơn vị inch.

Kích thước có thể coi như là nơi để hiển thị các nội dung hình ảnh và video lên màn
Kích thước có thể coi như là nơi để hiển thị các nội dung hình ảnh và video lên màn

Đối với các nhu cầu sử dụng phổ thông hiện nay, đa số người dùng sẽ chọn màn hình có kích thước từ 21 đến 27 inch cho những công việc về văn phòng. Còn đối với những nhu cầu về công việc khác như thiết kế đồ họa, chơi game, viết code… thì nên lựa chọn những dòng màn hình máy tính có kích thước từ 24 đến 34 inch.

2. Loại màn hình

Đối với khả năng hiển thị thì đa số các dòng màn hình máy tính hiện nay đều được trang bị LCD (Liquid Crystal Display) hay LED (Light Emitting Diode). Trong đó màn LCD thường dùng đèn nền huỳnh quang còn màn LED sử dụng các diode phát quang, nhờ đó tạo ra hình ảnh với ba màu sắc cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương.

Bên cạnh đó, màn LED cũng có nhiều ưu điểm hơn so với LCD như mỏng hơn, có độ tương phản cao, mức tiêu thụ điện năng thấp và có tuổi thọ dài hơn. Đặc biệt sử dụng màn hình LED còn góp phần giúp bảo vệ môi trường do tiêu thụ ít năng lượng.

3. Tỷ lệ khung hình

Tỷ lệ khung hình cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn xem xét khi lựa chọn, đây là tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của màn hình máy tính. Thông thường có 2 tỷ lệ màn hình đó là 4:3 và 5:4 cho màn vuông, trong khi tỷ lệ khung hình của màn hình rộng là 16:9 và 16:10. Đặc biệt đối với những loại màn giải trí hoặc chuyện dụng thường cho các nhà làm phim, đồ họa còn được sử dụng với tỷ lệ UltraWide 21:9 (chuẩn điện ảnh), hoặc thậm chí có dòng lên tới 32:9

4. Độ phân giải màn hình

Độ phân giải hay có thể hiểu là chỉ số điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình máy tính, được thể hiện bằng phép nhân giữa số điểm ảnh của hàng và cột tương ứng. Ví dụ màn hình HD (1920×1080 pixels) cho biết màn có 1920 x 1080 = 2.073.600 điểm ảnh (pixels), bao gồm 1920 pixels theo chiều ngang và 1080 pixels theo chiều dọc. Nên nhớ màn có độ phân giải càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh, hình ảnh sẽ càng chi tiết và sắc nét hơn.

Độ phân giải hay có thể hiểu là chỉ số điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình máy tính
Độ phân giải hay có thể hiểu là chỉ số điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình máy tính

5. Mật độ điểm ảnh

Mật độ điểm ảnh hay còn được đo bằng đơn vị PPI (Pixels Per Inch), đây là kí hiệu để thể hiện số lượng pixel (điểm ảnh) có trên một inch bề mặt vuông. Để dễ hình dung bạn đang có một tấm lưới hình vuông và có diện tích là 1 inch, tổng số lỗ trong tấm lưới đó sẽ tương tự các điểm ảnh, ví dụ có 15 lỗ trên hình vuông đó thì mật độ điểm ảnh của hình vuông là 15 PPI. Số PPI càng cao thể hiện điểm ảnh trong hình càng nhiều, nhờ đó thì màn hình sẽ càng sắc nét hơn.

6. Tần số quét

Đối với thông số tần số quét, bạn có thể hiểu đơn giản là số hình ảnh mà màn hình hiển thị mỗi giây. Chẳng hạn như màn hình có tần số quét 144Hz có nghĩa là trong 1 giây màn hình sẽ hiển thị 144 hình ảnh khác nhau và được thay đổi liên tục. Theo đó tần số quét càng cao thì chuyển động hình ảnh trên màn hình máy tính sẽ càng mượt mà và sống động hơn, vừa đem lại trải nghiệm sử dụng tốt mà còn giúp mắt của bạn sẽ đỡ mỏi hơn.

Tần số quét là số hình ảnh mà màn hình hiển thị mỗi giây
Tần số quét là số hình ảnh mà màn hình hiển thị mỗi giây

Ngoài ra, card đồ họa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hình ảnh nên bạn cũng cần chú ý tới thông số của card khi lựa chọn mua màn nhé.

7. Màu sắc màn hình

Màu sắc trên màn hình máy tính thể hiện số lượng màu mà màn hình có thể hiển thị, ví dụ 16,8 triệu màu. Khi lựa chọn thì nên chọn màn hình có khả năng hiển thị càng nhiều màu càng tốt, bởi nó sẽ giúp hình ảnh trở nên chân thực hơn.

8. Độ sáng tối đa

Độ sáng của màn hình máy tính nói dễ hiểu là độ chói hoặc lượng ánh sáng mà màn hình đó phát ra. Độ sáng được đo bằng candelas trên mét vuông (cd / m2), hoặc đơn vị nits. Độ sáng màn hình là cũng là yêu tố quan trọng nên sẽ ảnh hưởng đến độ tương phản, khả năng hiển thị các gam màu tối cũng như khả năng làm việc trong các môi trường ánh sáng khác nhau.

9. Thời gian phản hồi

Thời gian phản hồi trên màn hình máy tính sẽ cho biết thời gian mà các điểm ảnh chuyển màu và được tính bằng mili giây (ms). Theo đó màn có thời gian phản hồi càng thấp thì quá trình chuyển đổi càng nhanh, từ đó giúp hạn chế tối đa các hiện tượng bóng mờ trên hình. Trong đó có hai loại thời gian phản hồi là GtG (Grey to Grey) và MPRT (Moving Picture Response Time), GtG có khả năng biểu thị thời gian mà một pixel thay đổi màu và MPRT biểu thị thời gian mà một pixel có thể nhìn thấy liên tục trong bao lâu.

Thời gian phản hồi trên màn hình máy tính sẽ cho biết thời gian mà các điểm ảnh chuyển màu và được tính bằng mili giây (ms)
Thời gian phản hồi trên màn hình máy tính sẽ cho biết thời gian mà các điểm ảnh chuyển màu và được tính bằng mili giây (ms)

10. Hỗ trợ G-Sync hoặc FreeSync

G-Sync và FreeSync được biết đến là hai công nghệ đồng bộ hóa tần số quét màn hình với card đồ họa nhằm loại bỏ hiện tượng xé hình và tình trạng giật lag, từ đó mang lại trải nghiệm chơi game mượt mà hơn.

G-Sync:

  • Ưu điểm: Hiệu năng được tối ưu, loại bỏ hiện tượng “xé hình”.
  • Nhược điểm: Mức giá khá cao.

FreeSync:

  • Ưu điểm: Giá rẻ, độ trễ đầu vào thấp.
  • Nhược điểm: Hiệu năng có thể thấp hơn G-Sync, đôi lúc có thể xảy ra hiện tượng “xé hình”.

11. Độ tương phản

Độ tương phản còn có thể coi như là sự khác biệt giữa hai màu đen và trắng trên màn hình máy tính. Trong đó giữa mức đen – trắng gần nhau nhất thì được gọi là “step”. Trong khoảng mức sáng nhất (max level) với mức tối nhất (min level). Càng có nhiều “step” thì màn hình máy tính hiển thị càng sắc nét.

12. Tấm nền màn hình

Tấm nền màn hình máy tính là yếu tố rất quan trọng được nhiều người đặc biệt chú ý, trong đó IPS, VA và TN là 3 loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

  • TN (Twisted Nematic): Đây là loại màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể có tốc độ phản hồi nhanh thường phù hợp cho nhu cầu gaming. Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, có thể lên đến 240 Hz và ưu tiên giá thành rẻ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nó là khả năng hiển thị màu sắc kém ở các góc nhìn rộng, hình ảnh sẽ bị biến sắc, trở nên nhạt và khó thấy hơn nếu như người dùng không nhìn theo hướng trực diện.
  • IPS (In-Plane Switching) tái hiện hình ảnh rõ ràng, màu sắc chính xác với góc nhìn rộng lên đến 178 độ so với phương ngang, nhờ đó giúp người dùng không cần phải ngồi trực diện nhưng vẫn có thể nhìn rõ các chi tiết hiển thị trên màn hình. Đặc biệt khi chạm tay vào màn IPS sẽ xuất hiện hiện tượng lóe sáng, nhưng không có các điểm ảnh. Nhờ vậy chứng tỏ tấm nền IPS có độ bền hơn hẳn so với các loại tấm nền khác.
  • VA (Vertical Alignment) là tấm màn trung hòa giữa TN và IPS. Khả năng hiển thị màu sắc của VA lớn hơn TN nhưng không bằng IPS (tức là tốt hơn TN nhưng lại không bằng IPS). VA cũng có tỷ lệ tương phản cao, tái tạo màu sắc tốt và góc nhìn rộng tương tự IPS nhưng tốc độ phản hồi kém hơn TN và IPS, đặc biệt khả năng hiện thị màu đen rất tốt nhưng tuổi thọ lại không dài và màu sắc có thể bị thay đổi theo thời gian.
IPS, VA và TN là 3 loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay
IPS, VA và TN là 3 loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay

13. Cổng HDMI

Cổng HDMI (Giao diện đa phương tiện độ nét cao) là chuẩn kết nối phổ biến nhất hiện nay không thể thiếu trên các màn hình máy tính, bởi HDMI có thể truyền video hoặc audio không nén và ở dạng kỹ thuật số. HDMI hỗ trợ cho tất cả các chuẩn hình ảnh từ tiêu chuẩn, trung bình cho đến độ nét cao, cũng như những tín hiệu âm thanh đa kênh trên duy nhất chỉ với một dây cáp.

14. Cổng DislayPort

Cổng DisplayPort được coi như là chuẩn kết nối và cũng có thể truyền được cả âm thanh lẫn hình ảnh không nén ở dạng kỹ thuật số. Điểm đặc biệt là DisplayPort được dùng để xuất ra những màn hình lớn hơn với tần số quét cao.

Trên đây là 14 thông số màn hình máy tính mà Phong Vũ giới thiệu đến bạn. Nếu có nhu cầu muốn mua bất kỳ loại màn hình máy tính nào thì có thể tham khảo qua các sản phẩm chính hãng tại Phong Vũ với mức giá cực kỳ ưu đãi nhé!

Tham khảo một số dòng màn hình bán chạy tại đây